Huyện Đăk Tô (Kon Tum) có 17 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 55% dân số toàn huyện và mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện đã chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS, tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa, làm phong phú đời sống tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện.
Nằm yên bình bên dòng suối Nậm Chà, bản Lả Chà của người Cống ở xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đang có những bước chuyển mình rõ nét nhờ có sự quan tâm, hỗ trợ từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cùng sự vươn lên từ nội lực người dân
Xác định chất lượng dân số là một trong những yếu tố hàng đầu, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt là dân số các dân tộc có khó khăn đặc thù.
Ngày 30/7, tại Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc làm Trưởng đoàn, đã làm việc với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo các địa phương thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Với nguyên tắc bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, TP. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp khoảng 8% GRDP của Thành phố. Cùng với các chính sách chung của Thành phố, các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống của Thủ đô đã và đang vận dụng hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào DTTS, từ đó góp phần làm dày và sâu thêm văn hóa Hà thành.
Người lạ có dịp lên xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, tìm vào thôn Há Ía sẽ có cảm giác như đang lạc vào một bản làng cổ tích. Bởi ở đó, dưới chân những rặng núi cao ngất lưng chừng trời, có những ngôi nhà người Mông quây quần sau những tường rào đá nối dài, đều tăm tắp, đẹp đến nao lòng.
Với lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng đã và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương vùng cao Lào Cai. Với nhiều cách làm sáng tạo, người dân địa phương không chỉ gìn giữ, bảo tồn văn hóa độc đáo của dân tộc mình, mà còn phát triển sinh kế bền vững trên chính mảnh đất quê hương.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Với vị thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội có bề dày lịch sử và nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng, nơi nuôi dưỡng, thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa, nơi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa chất lượng. Trong dòng chảy đó, vùng DTTS và miền núi của Thủ đô đã phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc, dung hòa với những tinh hoa trong văn hóa Hà thành xưa – nay để cùng xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa và thanh lịch.
Nậm So - bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu với 100% dân số là đồng bào dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở Nậm So đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Những năm gần đây, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu ở Tây Giang đã đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi mô hình sản xuất. Theo đó, từ các mô hình kinh tế dựa vào nông – lâm nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ các cấp, nhiều hộ đã thoát nghèo, từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Lào Cai đã được các cấp, ngành quan tâm, triển khai thực hiện với nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể.
Dân tộc Chăm có nhiều loại hình văn hóa phi vật thể hàm chứa những nội dung phong phú, chuyển tải các phương diện rõ nét về xã hội, con người và phản ánh trung thực các hiện tượng xã hội, phong tục tập quán và ước mơ của con người về một xã hội tốt đẹp thông qua diễn trình của lễ hội. Trong đó, nhạc cụ truyền thống đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng của người Chăm.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và hiệu chỉnh danh sách xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn với trên 96% là người DTTS sinh sống, người dân vùng cao Lộc Bình vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Huyện đã và đang đẩy mạnh nhiều giải pháp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của bà con vùng DTTS nơi đây, nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng này.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 656/QĐ-TTg ngày 16/7/2024 thành lập Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Lễ mừng chiến thắng, Lễ cầu mưa... của người Ba Na từ bao đời mang giá trị văn hóa đặc trưng, độc đáo. Việc phục dựng các nghi lễ cổ truyền của người Ba Na tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đây không chỉ là lễ hội đặc sắc mà còn tạo sự cố kết cộng đồng bền chặt.
Từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác ở xã Thượng Long (Nam Đông, Thừa Thiên Huế), ông Ra Pát A Ray có nhiều đóng góp cho địa phương trên các lĩnh vực, đặc biệt công tác giữ gìn, bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Hiện nay với vai trò là Người có uy tín ở thôn A Xăng, công việc trao truyền văn hóa cho thế hệ trẻ lại càng được ông quan tâm thực hiện.
Vốn là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, với nhiều di tích, danh thắng cùng với sự đa dạng về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã phát huy những tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch. Với nhiều giải pháp phục dựng, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch đã khẳng định thương hiệu du lịch của huyện Bình Gia, dần xây dựng được hình ảnh trong lòng du khách gần xa. Qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có tình trạng thừa Nhà Văn hóa thôn, bản nhưng thiếu Nhà Văn hóa đạt chuẩn. Trước đây, Nhà Văn hóa xây theo định mức và quy mô dân cư cũ. Nay sáp nhập các thôn bản, quy mô dân số thay đổi, vì vậy các Nhà Văn hóa không đáp ứng được về mặt công năng, phục vụ sinh hoạt cộng đồng của người dân, đồng thời có nguy cơ góp phần làm rớt Chuẩn Nông thôn mới đối với một số xã, vì tiêu chuẩn Nhà Văn hóa không đạt.