Nằm ở độ cao gần 700m so với mực nước biển, cách trung tâm huyện Ba Tơ khoảng 10km, thảo nguyên Bùi Hui như nàng công chúa xinh đẹp đang cựa mình thức giấc với đồng cỏ xanh mướt, không khí mát lành, những đồi sim tím thẫm dưới ánh hoàng hôn và con người thân thiện. Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách...
Nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân vùng DTTS miền núi Thanh Hóa trong giảm nghèo, nhiều địa phương không chỉ triển khai hiệu quả công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, nhất là về hỗ trợ vốn và sinh kế cho người dân; mà còn tích cực vận động, tuyên truyền người dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tinh thần tự lực, tự chủ vươn lên thoát nghèo.
Theo Kế hoạch, từ ngày 01/7/2024 đến ngày 15/8/2024, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai tiến hành ra quân Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS. Để triến khai có hiệu quả, bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan, huyện Bát Xát đã phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín, qua đó góp phần hoàn thành cuộc điều tra đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ đề ra.
HĐND tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất điều chỉnh kinh phí sự nghiệp thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, bao gồm kinh phí năm 2022 và năm 2023 chuyển sang. Việc điều chỉnh này được chuyển từ các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ, không đủ điều kiện giải ngân hay tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung dự toán cho các dự án khác trong cùng một Chương trình.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024, tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực triển khai nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế, qua đó giúp người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi thoát nghèo hiệu quả.
Sự khéo léo, tỉ mỉ và vai trò quan trọng của người phụ nữ Dao Tiền trong việc bảo tồn và truyền dạy những tập tục tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần tạo nên nét đặc sắc, đa dạng của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, phụ nữ Dao Tiền đã dần từng bước tìm được hướng phát triển sinh kế dựa vào phát triển Homestay và tạo cơ hội trải nghiệm kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong cho du khách khi dừng chân tại xóm Hoài Khai, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Lên với vùng biên giới xa xôi của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ta thấy những những người phụ nữ Hà Nhì Hoa trong trang phục sặc sỡ như những bông hoa rừng. Khác với sự đơn giản, nhã nhặn của trang phục người Hà Nhì Đen, trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa cầu kỳ, sặc sỡ mang đậm bản sắc của người DTTS nơi thượng nguồn sông Đà. Đến nay những bộ trang phụ truyền thống này đã được những người phụ nữ Hà Nhì thêu, may sẵn, tạo thành sản phẩm hàng hóa cung cấp cho những người bận rộn, đây là cách làm mới giúp đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống và gia tăng thu nhập.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tổ chức ngày 14/8. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.
Non nước Cao Bằng với những nét đẹp trong cuộc sống, sinh hoạt của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Lô Lô… đã dệt nên kho tàng nghệ thuật sống động, độc đáo, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào. Tiêu biểu là những điệu múa dân gian như: múa sluông, múa Chầu, múa ba ba chũm chọe, múa bát, múa khèn.... có lịch sử hình thành lâu đời, có sức sống bền vững với thời gian.
Qua 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I, năm 2021 - 2025, tại huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã đạt nhiều kết quả tích cực trong việc xóa bỏ những rào cản, định kiến giới, thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em vùng DTTS trên địa bàn.Đây là lần đầu tiên, trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi có một dự án chuyên biệt về giới, nhằm thúc đẩy và bảo đảm cho phụ nữ các dân tộc được tiếp cận và thụ hưởng các cơ hội như nhau trong quá trình phát triển, đặc biệt, tập trung giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.
Song song với công tác bảo tồn, truyền dạy, các cấp chính quyền tại Lạng Sơn thường xuyên tạo ra không gian văn hóa giúp cho các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian được giao lưu, biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện ở địa phương. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào các DTTS lan tỏa những di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, mà còn gắn kết bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch, góp phần tạo nên sức hút cho du lịch xứ Lạng.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS và đạt được một số kết quả bước đầu. Đặc biệt, với nguồn lực từ Dự án 6, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Nam kỳ vọng văn hóa sẽ tạo động lực cho sự phát triển của địa phương.
Khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, dự địa để phát triển du lịch từ nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào các DTTS. Nhưng, như “nàng công chúa ngủ trong rừng”, các địa phương miền núi của xứ Thanh vẫn chưa thực sự “đánh thức” được nguồn tài nguyên đó để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo nên những điểm sáng văn hóa tại vùng cao xứ Lạng, trong đó nổi bật là việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các làn điệu dân ca. Qua đó, từng bước phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách khi đến với Lạng Sơn.
Chiều 2/8, tại Đắk Lắk, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang điều hành Hội nghị trực tuyến Các Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia; làm việc với các địa phương vùng Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội trong 7 tháng đầu năm 2024, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành, Ủy ban Dân tộc, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên.
Ngày 2/8, tại Đắk Lắk, Đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng làm việc tại vùng Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự còn có lãnh đạo các bộ, ngành, Ủy ban Dân tộc, lãnh đạo các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Trong cái khó, ló cái khôn. Ngẫm ra, từ những khó khăn, trở ngại của vùng đất biên thùy, cán bộ, Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã và đang tìm ra cho mình hướng đi phù hợp để thoát nghèo, ấy chính là khơi dậy nội lực, tinh thần cần cù, chịu khó tăng gia sản xuất của đồng bào các DTTS trong phát triển chăn nuôi, làm kinh tế dưới tán rừng và du lịch trải nghiệm…
Trải qua hàng trăm năm sinh sống bên dòng Nặm Luông, đồng bào Tày ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tạo dựng một kho tàng văn hóa đa dạng. Cùng với bảo tồn các nghề truyền thống, các phong tục, tập quán dân gian thì đồng bào Tày nơi đây luôn cố gắng gìn giữ những nếp nhà sàn truyền thống, nơi lưu giữ những nét văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc…
Huyện Đăk Tô (Kon Tum) có 17 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 55% dân số toàn huyện và mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện đã chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS, tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa, làm phong phú đời sống tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện.