Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Nông: Khởi sắc từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Phương Linh - 14:07, 17/12/2024

Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, góp phần vào nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông Vũ Anh Đức cho biết, tính đến hết tháng 11/2024, Đắk Nông có trên 73.000 hộ dân được vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh, với tổng dư nợ trên 4.600 tỷ đồng
Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông Vũ Anh Đức cho biết, tính đến hết tháng 11/2024, Đắk Nông có trên 73.000 hộ dân được vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh, với tổng dư nợ trên 4.600 tỷ đồng

Hỗ trợ vốn kịp thời

Ông Nguyễn Khắc Hoàn ở thôn Đắk Tân, xã Đắk Nia, Đắk R’Moan (thành phố Gia Nghĩa, Đắk Nông), chia sẻ: "Gia đình tôi từ miền Bắc vào Gia Nghĩa lập nghiệp, cuộc sống khó khăn với mảnh vườn nhỏ, vợ lại hay đau ốm. Nhờ cán bộ xã hướng dẫn vay vốn ưu đãi, gia đình có tiền đào giếng nước sạch, mua phân bón để phát triển sản xuất".

Hiện nay, ông Hoàn cùng 7 hộ dân khác ở xã Đắk Nia đang được Nhà nước hỗ trợ tặng bò giống lai Sind để làm ăn. Gia đình hộ cận nghèo này rất vui mừng với món quà động viên, cảm thấy hy vọng cho tương lai.

Hay như gia đình chị Trương Thị Mây ở xã Nam Dong, huyện Cư Jút (Đắk Nông) . Năm 2023, chị được vay 70 triệu đồng theo chương trình hộ mới thoát nghèo. Có vốn, gia đình chị mua phân bón, ống tưới đầu tư vào vườn cà phê hơn 1,5 ha.

Quá trình chăm sóc tốt, năng suất vườn cà phê cải thiện. Vụ mùa vừa qua, giá cà phê tăng cao, gia đình chị thu về lợi nhuận khá. Từ nguồn lợi này, gia đình chị tái đầu tư chăn nuôi thêm heo thịt. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, kinh tế của gia đình từng bước ổn định hơn.

Chị Mây cho hay: “Vài năm trước, kinh tế gia đình khó khăn. Nhiều lúc đi vay bên ngoài để mua phân bón cho cây trồng. Nhờ được Phòng Giao dịch NHCSXH hỗ trợ cho vay kịp thời nên gia đình vừa có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, vừa không bị áp lực từ vay lãi nóng”.

Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Đắk Glong (Đắk Nông) kiểm tra mô hình vay vốn, sử dụng vốn vay của người dân
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Đắk Glong (Đắk Nông) kiểm tra mô hình vay vốn, sử dụng vốn vay của người dân

Góp phần giảm nghèo bền vững

Nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã đoàn kết nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, đưa tỉnh phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. 

Thành tựu nổi bật trong hai thập kỷ qua, Đắk Nông đã khắc phục được tình trạng trì trệ, đưa nền kinh tế phát triển và đi vào thế ổn định, với GRDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt là 80,14 triệu đồng, vượt tăng 11,29 triệu đồng so với kế hoạch đề ra và tăng 12,2 triệu đồng so với năm 2023; tỉnh có 40/60 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 05 xã đạt nông thôn mới nâng cao, đạt 67% số xã. Trong 2 năm gần đây, Đắk Nông thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.

Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vũ Anh Đức, chia sẻ: Với định hướng hoạt động từ ngày thành lập, đến nay là tập trung nguồn vốn chính sách của Nhà nước về một đầu mối, chi nhánh luôn bám sát chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương triển khai nhiều giải pháp phù hợp để huy động nguồn vốn từ nhiều kênh, nhiều đối tượng với nhiều hình thức.

Hiện nay, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 135 lần so với năm 2004 (thời điểm nhận bàn giao). Tính riêng 11 tháng năm 2024, chi nhánh đã thực hiện huy động nguồn vốn được 746 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương, ngân sách của UBND tỉnh, huyện, thành phố đạt 365 tỷ đồng, tăng 60,4 tỷ đồng so với đầu năm.

 Kết quả đó, khẳng định những nỗ lực của NHCSXH trong việc huy động đủ nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống cho 73 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng dư nợ trên 4.600 tỷ đồng.

Nhiều hộ dân tại xã Đắk Som, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) được vay vốn từ NHCSXH để phát triển mô hình nuôi dâu tằm
Nhiều hộ dân tại xã Đắk Som, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) được vay vốn từ NHCSXH để phát triển mô hình nuôi dâu tằm

Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã quán triệt đầy đủ nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW), chỉ đạo sâu sát việc giao các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước về một đầu mối quản lý thống nhất, đồng thời cân đối bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH, để bổ sung nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vay vốn.

Song hành với công tác huy động nguồn vốn, chi nhánh đã xây dựng được mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Nguồn vốn chính sách được chuyển tải đến đúng các đối tượng thụ hưởng thông qua hệ thống Điểm giao dịch trải khắp các xã, cùng mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn tại bản làng.

 Đặc biệt, việc thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng Tổ tiết kiệm và vay vốn được ví như “cánh tay nối dài” của NHCSXH trong thực hiện tín dụng chính sách đã góp phần không ngủ vào chuyển tải nhanh chóng, an toàn nguồn vốn ưu đãi đến đúng các đối tượng thụ hưởng.

Hầu hết các Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đảm bảo tiêu chí 3 đủ: Đủ số thành viên, đủ vốn hoạt động, đủ Tổ trưởng có năng lực, tạo thành mạng sóng phủ kín toàn địa bàn từ trên miền núi, giúp những cán bộ tín dụng chính sách thực hiện tốt phương châm “giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã”, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Dòng vốn chính sách được khơi thông, chảy đều đặn trên địa bàn tỉnh, riêng trong năm 2024 vốn tín dụng chính sách góp phần giúp 6.630 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, vươn lên phát triển sản xuất-kinh doanh; có 951 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập, thu hút và tạo việc làm thường xuyên 2.654 lao động. 

Thông qua việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, các cấp ủy, chính quyền cùng tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, chăm lo cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo bền vững.

Để duy trì và tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, chi nhánh sẽ tiếp tục tập trung huy động nguồn lực, nguồn vốn, tổ chức truyền tải kịp thời an toàn nguồn vốn đến đúng các địa chỉ, đối tượng được thụ hưởng; tăng cường củng cố hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 39/CT-TW, ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thị xã Ayun Pa (Gia Lai): Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Thị xã Ayun Pa (Gia Lai): Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Thu - 10 phút trước
Trong 2 ngày 19 và 20/12, Phòng Dân tộc thị xã Ayun Pa (UBND thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2024.
Quản Bạ (Hà Giang): Chủ động giữ ấm cho học sinh ở vùng cao

Quản Bạ (Hà Giang): Chủ động giữ ấm cho học sinh ở vùng cao

Xã hội - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 12 phút trước
Những ngày gần đây, thời tiết mùa Đông tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang khá khắc nghiệt, nền nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 10 độ C, nhiều xã vùng sâu, vùng xa, biên giới của địa phương có nơi xuống dưới 7 độ C. Do đó,việc thực hiện giải pháp giữ ấm, đảm bảo sức khỏe cho học sinh thời điểm này được Ngành giáo dục và đào tạo huyện Quản Bạ quan tâm thực hiện.
Quảng Ninh: Sẵn sàng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết

Quảng Ninh: Sẵn sàng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết

Xã hội - Mỹ Dung - 14 phút trước
Còn khoảng 01 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hiện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn Quảng Ninh đã “nước rút” bước vào guồng sản xuất hàng Tết để phục vụ nhu cầu tiêu dùng lớn dịp cuối năm này. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm tại các huyện vùng cao, vùng DTTS trên địa bàn đã sẵn sàng cung ứng trong dịp Tết Nguyên đán với mẫu mã đẹp.
Yên Bái: Vùng bưởi tiến Vua hối hả dịp cận Tết

Yên Bái: Vùng bưởi tiến Vua hối hả dịp cận Tết

Trang địa phương - Minh Nhật - 14 phút trước
Dù bị ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi), nhưng bưởi tiến Vua ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, kịp thời khắc phục và đang bước vào thu hoạch.
Bình Định: Bác sĩ trẻ người dân tộc Ba Na tận tâm với nghề

Bình Định: Bác sĩ trẻ người dân tộc Ba Na tận tâm với nghề

Gương sáng - T.Nhân-H.Trường - 22 phút trước
Ham học hỏi, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh và luôn nở nụ cười trên môi... đó là những ấn tượng đầu tiên khi có dịp tiếp xúc với bác sĩ trẻ Đinh Vĩ Đông, 36 tuổi, dân tộc Ba Na hiện đang công tác tại Khoa Ngoại - Liên chuyên khoa thuộc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định).
Lúa ngô dệt mùa no ấm

Lúa ngô dệt mùa no ấm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 19/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Xây dựng Khu di tích Plei Ơi thành sản phẩm du lịch đặc thù. Lúa ngô dệt mùa no ấm. Du lịch nông thôn ở huyện Ðạ Huoai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội cho làng nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Xí Thoại phát triển

Cơ hội cho làng nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Xí Thoại phát triển

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 23 phút trước
Mới đây làng nghề dệt Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân ( Phú Yên) được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, mở ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân trong việc duy trì, quảng bá nghề truyền thống của đồng bào Ba Na gắn với phát triển du lịch.
Đinh pú – Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Brâu

Đinh pú – Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Brâu

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: Gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại nhạc cụ như: Đàn Chiêng griêng (Ting ning), đàn Tơ rưng, Đinh pú, trống, sáo. Đặc biệt, Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu.
Người dân vùng biên Thanh Hóa thoát nghèo nhờ cây vầu

Người dân vùng biên Thanh Hóa thoát nghèo nhờ cây vầu

Media - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Nhiều năm qua, người dân khu vực các huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa luôn xem vầu là loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và cho thu nhập cao hơn so với các loại cây khác. Chính vì vậy ngành Lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mở rộng diện tích và đầu tư phục tráng rừng vầu, vận động người dân trồng cây vầu. Nhờ triển khai hiệu quả các giải pháp, cùng chính sách hỗ trợ, nên diện tích rừng vầu trồng thâm canh trên địa bàn tăng nhanh, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Bài thuốc Đông y trị viêm xoang hiệu quả

Bài thuốc Đông y trị viêm xoang hiệu quả

Media - BDT - 1 giờ trước
Cơ chế điều trị viêm xoang theo Đông y là xác định rõ căn nguyên gây bệnh và tác động sâu vào kinh can giúp loại bỏ từ từ các triệu chứng viêm xoang đến khi biến mất hoàn toàn. Vì vậy, từ xa xưa, đây là biện pháp chữa viêm xoang được đánh giá cao vì mang đến hiệu quả điều trị lâu dài.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Bảo tồn văn hoá gắn với phát triển du lịch

Sơn Dương (Tuyên Quang): Bảo tồn văn hoá gắn với phát triển du lịch

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 1 giờ trước
Trong những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) luôn quan tâm đến công tác văn hoá - văn nghệ và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hoá, nhất là ở cơ sở, nhằm phát triển hoạt động bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, đồng thời gắn với phát triển du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân.