Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huyện Krông Nô: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ”

Lê Hường - 15:34, 30/10/2024

Nhờ thực hiện hiệu quả chính sách đối với Người có uy tín, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phát huy tốt vai trò của Người có uy tín trên các lĩnh vực, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng để người dân tin và nghe theo. Từ đó, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa truyền thống trong vùng đồng bào DTTS ở địa phương.

Bà Ngân Thị Xuyến (áo đen), dân tộc Tày, Người có uy tín thôn Esa Nô, xã Đắk D’rô tiên phong hiến đất và vận động người dân mở đường
Bà Ngân Thị Xuyến (áo đen), dân tộc Tày, Người có uy tín thôn Esa Nô, xã Đắk D’rô tiên phong hiến đất và vận động người dân mở đường

Người có uy tín nói dân tin, làm dân theo

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 24 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 23 dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 37% dân số toàn huyện. Năm 2024, huyện Krông Nô có 52 Người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tích cực phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, đội ngũ Người có uy tín huyện Krông Nô trở thành cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.

Điển hình như bà Ngân Thị Xuyến, dân tộc Tày, Người có uy tín thôn Esa Nô, xã Đắk D’rô, huyện Krông Nô. Hơn chục năm giữ vai trò Người có uy tín, bà Xuyến tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới.

Bà Xuyến chia sẻ: Thôn Esa Nô có 6 dân tộc cùng sinh sống, hầu hết là dân tộc phía Bắc vào đây sinh sống đã lâu như: Dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao. Toàn thôn hiện có 329 hộ, hơn 2000 khẩu. 

Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào trồng cà phê, trồng lúa kết hợp với hoa màu và chăn nuôi. Thấy con đường của thôn nhỏ, hẹp, xuống cấp ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển nông sản của bà con, nhất là vào mùa mưa. Tôi vận động bà con mở rộng, nâng cấp đường.

Năm 2023, khi có chủ trương làm đường bà Xuyến chủ động hiến đất của gia đình trước rồi vận động người dân tham gia. Làm theo bà Xuyến, nhiều hộ dân đồng lòng hiến đất, chung sức hoàn thành con đường bê tông rộng 4m, dài 300m, phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của gần 50 hộ dân.

Không chỉ là tấm gương sáng trong việc hiến đất làm đường nông thôn, bà Xuyến còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận động người dân giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bà còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn hóa dân gia của thôn Esa Nô. Những đóng góp của bà, đã góp phần giúp thôn Esa Nô ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân được nâng lên. 

Đến nay, thôn Esa Nô chỉ còn 7 hộ nghèo, nhiều bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong thôn dần được phục hồi, phát triển, tiêu biểu là hoạt động hát the, đàn tính, đánh cồng chiêng, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bà con. 

“Chỉ cần bà con còn tín nhiệm, tin tưởng thì tôi luôn sẵn sàng cống hiến, mong góp một phần công sức của mình vào sự phát triển chung của thôn Esa Nô”, bà Xuyến bày tỏ.

Ông Y Xuyên, Người có uy tín bon Ja Răh, xã Nâm Nung còn giữ được bộ cồng chiêng , chóe cổ rất quý. Trong những năm qua ông đã mở nhiều lớp dạy cồng chiêng miễn phí cho thanh niên trong bon
Ông Y Xuyên, Người có uy tín bon Ja Răh, xã Nâm Nung còn giữ được bộ cồng chiêng , chóe cổ rất quý. Trong những năm qua ông đã mở nhiều lớp dạy cồng chiêng miễn phí cho thanh niên trong bon

Cũng được Nhân dân tín nhiệm bầu Người có uy tín, nhiều năm qua ông Y Xuyên, ở bon Ja Răh, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô đã có nhiều đóng góp trong việc khôi phục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mnông.

Ông Y Xuyên chia sẻ: Nhận thấy các giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, tôi đến từng nhà dân vận động bà con giữ gìn những vốn quý cha ông để lại. Đồng thời, tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng, hát sử thi, đan gùi, làm rượu cần, dựng cây nêu cho người dân, nhất là những thanh niên trẻ tâm huyết với văn hóa dân tộc. Khi bon có lễ hội, lễ cúng ông Y Xuyên lại huy động thanh niên, trai tráng trong bon đến nhà văn hóa cộng đồng cùng làm cây nêu. 

“Để bà con làm theo mình, bản thân phải gương mẫu. Gia đình tôi hiện nay còn giữ được bộ chiêng quý, nhiều chóe cổ và các hiện vật truyền thống khác. Các con của tôi đều yêu văn hóa truyền thống, con trai thành thạo nhiều bài chiêng, diễn tấu nhạc cụ dân tộc, con gái thì hát dân ca, dệt thổ cẩm. Điều đó làm tôi thấy tự hào!”, ông Y Xuyên chia sẻ.

Nhiệt huyết của ông cứ như thế truyền lửa cho thế hệ trẻ, vực dậy những nét đẹp văn hóa truyền thống tưởng chừng như mất đi. Bon Ja Ráh trở thành điểm sáng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Toàn bon hiện có 10 bộ cồng chiêng, đến nay có 30-40 người ở nhiều độ tuổi 20-30 tuổi biết đánh cồng chiêng, nhiều người biết đan gùi, dệt thổ cẩm, ủ rượu cần truyền thống.

Phòng Dân tộc huyện Krông Nô thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cung cấp thông tin cho Người có uy tín
Phòng Dân tộc huyện Krông Nô thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Quan tâm chăm lo Người có uy tín

Xác định vai trò của Người uy tín trong trong cộng đồng đồng bào DTTS, từ năm 2019-2024, Phòng Dân tộc huyện Krông Nô đã tham mưu UBND huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt các chế độ chính sách cho Người có uy tín. 

Cụ thể, huyện định kỳ tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cung cấp thông tin cho Người có uy tín; tổ chức gặp mặt, thăm tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán hằng năm; thăm hỏi, động viên Người có uy tín bị đau ốm; tổ chức cho Người có uy tín đi tham quan, học tập kinh nghiệm...

Từ đó, tạo động lực để Người có uy tín cống hiến cho cộng đồng, trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xoá bỏ dần các hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hoá mới

Người có uy tín góp phần phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi
Người có uy tín góp phần phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Trưởng Phòng Dân tộc huyện Krông Nô - Ngân Thanh Hải nhấn mạnh: Huyện Krông Nô đã thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín. Với sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện luôn thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, thực sự là “cánh tay” nối dài của Đảng, Nhà nước trong công tác vận động quần chúng, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Luật hóa chính sách tôn vinh điển hình trong đồng bào DTTS

Luật hóa chính sách tôn vinh điển hình trong đồng bào DTTS

Từ ngày 01/12/2024, Nghị định số 127/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc có hiệu lực thi hành. Nghị định số 127/2024/NĐ-CP đã bổ sung thêm cơ chế đãi ngộ đối với Người có uy tín và một số đơn vị, cá nhân là người DTTS, qua đó từng bước luật hóa chính sách tôn vinh điển hình trong đồng bào DTTS.
Thuận Châu (Sơn La): Tập trung nguồn lực thực hiện tốt Chương trình 1719 nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Thuận Châu (Sơn La): Tập trung nguồn lực thực hiện tốt Chương trình 1719 nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mai Hương - Nhật Minh - 1 giờ trước
Thuận Châu là huyện có số xã nhiều nhất của tỉnh Sơn La, địa bàn rộng, trong đó có tới 24/29 xã khu vực III, với 271 bản đặc biệt khó khăn; đồng bào DTTS chiếm trên 94% dân số của huyện. Trong nhiều năm qua, huyện Thuận Châu đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1: Từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Nghĩa Lộ hỗ trợ cho 445 hộ nghèo, cận nghèo đầu tư sản xuất-kinh doanh

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Nghĩa Lộ hỗ trợ cho 445 hộ nghèo, cận nghèo đầu tư sản xuất-kinh doanh

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 1 giờ trước
Tính đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Nghĩa Lộ huy động trên địa bàn đạt 543.815 triệu đồng, bằng 99,3% kế hoạch năm; giải ngân 2.324 lượt khách hàng với số tiền 122.959 triệu đồng, dư nợ đạt 542.565 triệu đồng, bằng 99,36% kế hoạch, tăng 48.729 triệu đồng so với đầu năm. Tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,87%. Chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%.
Hiệu quả công tác giảm nghèo ở Hùng Lợi

Hiệu quả công tác giảm nghèo ở Hùng Lợi

Kinh tế - Mai Hương - 1 giờ trước
Hùng Lợi là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), với tổng số 1.730 hộ dân, 7.839 nhân khẩu. Kinh tế - xã hội của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 50% dân số, đời sống người dân trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn.
Phụ nữ DTTS hãy tự tin làm chủ cuộc sống

Phụ nữ DTTS hãy tự tin làm chủ cuộc sống

Chính sách dân tộc - Vàng Ni - 2 giờ trước
Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Bình Thuận: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Bình Thuận: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Đăng Diện - 2 giờ trước
Trong 2 ngày (29 và 30/10/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc cấp tỉnh lần thứ I năm 2024. Hội thi có sự tham gia của 105 thí sinh thuộc 7 đoàn: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh.
Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang

Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Gia Lai: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Sáng 31/10, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024. Tham dự có gần 250 thí sinh của 14 đội thi, đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
25 giáo viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024

25 giáo viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024

Tin tức - Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn - 2 giờ trước
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Trong đó, có 25 thầy cô giáo là người DTTS.
Ủy ban Dân tộc: Chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp

Ủy ban Dân tộc: Chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp

Tin tức - Thanh Huyền - 2 giờ trước
Ngày 31/10/2024, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 61, nhiệm kỳ 2020 -2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khắc Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Trưởng Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ.
Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Trao tặng 200 suất quà cho đồng bào DTTS khó khăn

Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Trao tặng 200 suất quà cho đồng bào DTTS khó khăn

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Chau Chanh Thay - 2 giờ trước
Ngày 31/10, Ban Dân tộc tỉnh An Giang đã phối hợp với UBND huyện Thoại Sơn tổ chức trao quà cho hộ DTTS, hộ nghèo, hộ khó khăn tại xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, An Giang).
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS tham gia BHYT

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS tham gia BHYT

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm tới vấn đề mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ, trong đó nhấn mạnh đến học sinh, sinh viên đồng bào DTTS.