Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tìm giải pháp cải thiện chất lượng dân số từ dữ liệu về tỷ suất chết thô ở trẻ em DTTS

Khánh Thư - 09:02, 16/12/2024

Sau 05 năm kể từ cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ II năm 2019, tỷ suất chết thô của trẻ em ở một số DTTS có xu hướng gia tăng. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp đột phá hơn để cải thiện chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được cải thiện rõ rệt. (Ảnh minh họa)
Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được cải thiện rõ rệt. (Ảnh minh họa)

Bước chuyển từ chính sách

Trước thời điểm 54 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2019, Bộ Y tế đã có báo cáo kết quả thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững sau năm 2015 (SDGs) về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo Bộ Y tế, mục tiêu SDGs phấn đấu đến năm 2020, tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi ở vùng đồng bào DTTS và miền núi thấp hơn 22‰; đến năm 2025 còn dưới 19‰. Tương tự, tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi, giảm xuống 27‰ vào năm 2020 và dưới 22‰ vào năm 2025.

Tuy nhiên, Bộ Y tế đánh giá, với hiện trạng vùng đồng bào DTTS, việc đạt các mục tiêu trên là rất khó, thậm chí không khả thi. Bởi cả 53 DTTS có tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi cao hơn 22‰ (mục tiêu năm 2020) và 66% dân tộc có tỷ suất cao hơn 19‰ (mục tiêu năm 2025).

Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg, giai đoạn 2021 – 2025, cả nước có 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, với gần 30.000 hộ phân bố chủ yếu trên địa bàn 31 tỉnh; có 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung trên địa bàn 11 tỉnh tại các xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn.

Thực trạng này đã được chứng minh từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ II năm 2019. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi chung các DTTS năm 2019 là 22,13‰; có 7/53 DTTS có tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi trên 33,2‰ (gồm các dân tộc: Giáy, Lào, Gia Rai, Mông, Khơ Mú, Hà Nhì, Phù Lá).

Số liệu từ cuộc điều tra đã thôi thúc các bộ, ngành, địa phương nỗ lực hơn nữa trong việc tham mưu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong đó, để chính sách tập trung, có tính ưu tiên, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 quy định tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025.

Trên cơ sở các tiêu chí tại Quyết định này, ngày 14/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1227/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Đây là cơ sở để triển khai thực hiện các chính sách đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).

Từ các chính sách đầu tư, hỗ trợ thuộc Chương trình MTQG 1719, chất lượng dân số ở các dân tộc còn nhiều khó khăn đã được cải thiện; tỷ suất chất thô của trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm xuống.

Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV năm 2024, dự kiến đến tháng 7/2025 sẽ đưa ra thực trạng về tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi. (Trong ảnh: Trong ảnh: Cục Thống kê tỉnh Đăk Lăk điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội hộ dân tại địa bàn xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin ngày 01/7/2024)
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV năm 2024, dự kiến đến tháng 7/2025 sẽ đưa ra thực trạng về tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi. (Trong ảnh: Cục Thống kê tỉnh Đăk Lăk điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội hộ dân tại địa bàn xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin ngày 01/7/2024)

Trong hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”, Ủy ban Dân tộc cho biết, trên cơ sở báo cáo của các địa phương, so sánh tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi giữa năm 2019 và năm 2023, tỷ suất này có nhiều thay đổi ở các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn ở nhiều địa phương.

Trong đó, dân tộc Raglay ở Ninh Thuận có tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm đáng kể, từ 27,66‰ xuống còn 2,1‰; dân tộc Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị giảm xuống còn gần một nửa so với năm 2019, từ 45,61‰ xuống 22,78‰;...

Đặc biệt, một số tỉnh không còn tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi. Trong đó, với dân tộc Giáy ở Yên Bái, năm 2019 là một trong 7 dân tộc có tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi trên 33,2‰ thì đến năm 2023 không còn tỷ lệ chết trẻ dưới 1 tuổi...

Mức độ cải thiện chưa đồng đều

Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi ở nhiều dân tộc giảm cho thấy hiệu quả của những chính sách trực tiếp can thiệp nhằm cải thiện chất lượng dân số cũng như các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2019 đến nay, được triển khai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tại Yên Bái, so sánh số liệu năm 2019 và năm 2023, dân tộc Khơ mú, Giáy không còn tỷ lệ chết trẻ dưới 1 tuổi; nhưng dân tộc Mông lại có tỷ lệ tăng từ 20,35‰ lên 37,05‰. (Trong ảnh: Đời sống còn khó khăn của đồng bào dân tộc Mông tại thôn Khe Sán, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên)
Tại Yên Bái, so sánh số liệu năm 2019 và năm 2023, dân tộc Khơ mú, Giáy không còn tỷ lệ chết trẻ dưới 1 tuổi; nhưng dân tộc Mông lại có tỷ lệ tăng từ 20,35‰ lên 37,05‰. (Trong ảnh: Đời sống còn khó khăn của đồng bào dân tộc Mông tại thôn Khe Sán, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên)

Tuy nhiên, phân tích số liệu báo cáo từ các địa phương, Ủy ban Dân tộc nhận định, việc cải thiện chất lượng dân số từ tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi có sự tăng giảm không đồng đều giữa các địa phương với nhau; giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cùng một tỉnh.

Đơn cử, tại Yên Bái, so sánh số liệu năm 2019 và năm 2023, dân tộc Khơ mú, Giáy không còn tỷ lệ chết trẻ dưới 1 tuổi; nhưng dân tộc Mông lại có tỷ lệ tăng từ 20,35‰ lên 37,05‰.

So với năm 2019 thì đến năm 2023, tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi của một số dân tộc ở một số tỉnh có sự gia tăng mạnh, như: Khơ mú tại Nghệ An từ 3,89‰ lên 44,95‰; dân tộc Ê Đê tại Phú Yên từ 22,66‰ lên 27,59‰; dân tộc Kháng tại Sơn La từ 28,57‰ lên 44,25‰; dân tộc Tày ở Gia Lai từ 40,82‰ lên 95,24 ‰;...

Còn tại Đăk Nông (có 8 dân tộc khó khăn: Mạ, Tày, Nùng, Dao, Ê Đê, Sán Chay, Mông, Mnông) thì có 6 dân tộc Mạ, Tày, Nùng, Dao, Ê Đê, Sán Chay không còn tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, dân tộc Mông tăng nhẹ từ 5,01‰ lên 5,98‰; dân tộc Mnông giảm nhẹ, từ 0,83‰ xuống 0,12‰.

Cũng theo phân tích của Ủy ban Dân tộc, năm 2023, một số dân tộc tại một số tỉnh tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi lại có chiều hướng tăng so với năm 2019 như: Dân tộc La Chí tại Hà Giang tăng từ 8,33‰ lên 18,2‰; dân tộc La Hủ tại Lai Châu tăng từ 22,36‰ lên 42,12‰;...

“Sự tăng giảm không đồng đều giữa các địa phương với nhau, giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cùng một tỉnh cho thấy vấn đề tiếp cận, chăm sóc sức khỏe đối với bà mẹ mang thai trước, trong và sau sinh, cũng như đối với trẻ em còn bị thiếu hụt và hạn chế”, đại diện Ủy ban Dân tộc nhận định.

Điều này đòi hòi các địa phương phải nỗ lực hơn trong thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ nhằm cải thiện chất lượng dân số ở các dân tộc còn nhiều khó khăn, các dân tộc có khó khăn đặc thù, nhất là các nội dung thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719.

Nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em là những nội dung trọng tâm của Dự án 7 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang được các địa phương tích cực triển khai. (Trong ảnh: Mô hình Câu lạc bộ “Cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng” từ vốn Dự án 7 đang được triển khai ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai)
Nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em là những nội dung trọng tâm của Dự án 7 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang được các địa phương tích cực triển khai. (Trong ảnh: Mô hình Câu lạc bộ “Cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng” từ vốn Dự án 7 đang được triển khai ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai)

Cũng cần lưu ý rằng, những số liệu nêu trên mới là tổng hợp báo cáo từ 31 tỉnh có các dân tộc còn nhiều khó khăn và 11 tỉnh có các dân tộc có khó khăn đặc thù. Còn số liệu chung cho cả 53 DTTS vừa được thu thập trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024, dự kiến đến tháng 7/2025 mới công bố.

Trước khi có chủ trương về xây dựng, ban hành chính sách đủ mạnh để giảm cải thiện chất lượng dân số các DTTS, thì việc cần làm lúc này là các địa phương cần quan tâm triển khai “Chương trình can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030” theo Quyết định số 1493/QĐ-TTg ngày 10/9/2021. 

Bởi trong Chỉ thị số 05/CT-BYT về tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ngày 26/6/2024, Bộ Y tế đã lưu ý, trong 52 tỉnh, thành phố trên cả nước có báo cáo gửi Bộ Y tế thì chưa có địa phương nào bố trí ngân sách của địa phương để triển khai thực Quyết định số 1493/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An chủ động ứng phó với dịch Covid-19 mới

Nghệ An chủ động ứng phó với dịch Covid-19 mới

Dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp trở lại. Để sẵn sàng đối phó với những tình huống của dịch bệnh, ngành Y tế tỉnh Nghệ An đang rốt ráo triển khai nhiều giải pháp với phương châm chủ động, linh hoạt trên cơ sở tình hình thực tế.
Kiên Giang: Đồn Biên phòng Nam Du tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2030

Kiên Giang: Đồn Biên phòng Nam Du tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2030

Tin tức - Hoàng Lâm - Minh Triết - 22:43, 24/05/2025
Ngày 24/5, Chi bộ Đồn Biên phòng (ĐBP) Nam Du trực thuộc Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Đại hội Chi bộ, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là một trong những Đồn Biên phòng thuộc huyện đảo Kiên Hải - địa bàn sẽ thành lập đặc khu theo định hướng sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang.
TP. Hà Nội: Biểu dương

TP. Hà Nội: Biểu dương "gia đình 5 không, 3 sạch" và trẻ mồ khôi vượt khó học tốt

Tin tức - Minh Anh - 21:19, 24/05/2025
Chiều ngày 24/5, Hội LHPN TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" và biểu dương trẻ em mồ côi vượt khó học tập tốt giai đoạn 2021 - 2025.
Thúc đẩy thương mại điện tử vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thúc đẩy thương mại điện tử vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Tin tức - Minh Anh - 21:10, 24/05/2025
Ngày 24/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lai Châu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức chuỗi sự kiện “Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) - Nâng tầm sản phẩm vùng Trung du và miền núi phía Bắc”.
Nỗ lực kết thúc đàm phán thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sớm nhất

Nỗ lực kết thúc đàm phán thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sớm nhất

Thời sự - PV - 18:52, 24/05/2025
Sáng 24/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Dù trời mưa, dòng người vẫn không ngừng đổ về viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Dù trời mưa, dòng người vẫn không ngừng đổ về viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Thời sự - Tào Đạt - CTV - 18:45, 24/05/2025
Dù trời mưa nặng hạt, kéo dài hàng giờ đồng hồ, dòng người đến viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vẫn kiên nhẫn xếp hàng trật tự trước khu vực Hội trường Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh).
Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ. Chùa Hang Tuyên Quang. Ươm mầm Bố chính trên đất chè. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Trình Quốc hội Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Thời sự - Hoàng Quý - 16:12, 24/05/2025
Sáng 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
Luật Dẫn độ: Đẩy mạnh chiến lược hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp và tăng cường hội nhập quốc tế

Luật Dẫn độ: Đẩy mạnh chiến lược hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp và tăng cường hội nhập quốc tế

Thời sự - Hoàng Quý - 13:42, 24/05/2025
Sáng 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dẫn độ.
Điện Biên và thành phố Saint Pertersburg tăng cường hợp tác phát triển công nghệ thông tin

Điện Biên và thành phố Saint Pertersburg tăng cường hợp tác phát triển công nghệ thông tin

Tin tức - Minh Nhật - 13:38, 24/05/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Liên bang Nga, ngày 23/5, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên và Thống đốc thành phố Saint Pertersburg đã thống nhất các nội dung tiếp tục tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - 11:58, 24/05/2025
Sáng 24/5, tại Hội trường T50 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi đã cử hành trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Bảo Yên bứt phá sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Bảo Yên bứt phá sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Kinh tế - Trọng Bảo - 11:57, 24/05/2025
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới.