Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách (Bài 4)

Sỹ Hào - 07:01, 08/12/2023

Với việc xem xét, thông qua 2 nghị quyết riêng về lĩnh vực dân tộc trong một nhiệm kỳ, Quốc hội Khóa XIV đã cụ thể hóa Khoản 5, Điều 70, Hiến pháp năm 2013: “Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước”. Việc Quốc hội quyết định chính sách dân tộc cũng đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách dân tộc, nhất là giải được bài toán “chính sách chờ vốn” kéo dài trong những năm qua.

Quốc hội biểu quyết thông qua Đề án Tổng thể phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 chiều ngày 18/11/2019.
Quốc hội biểu quyết thông qua Đề án Tổng thể phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 chiều ngày 18/11/2019.

Làm rõ nguyên nhân chồng chéo

Cách đây 4 năm, trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết số 88/2019/QH 14 phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tại Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV đã thảo luận, cho ý kiến về tình trạng chống chéo, trùng lắp, chỗ thừa, chỗ thiếu trong hệ thống chính sách dân tộc. Tính đến tháng 10/2018, với việc có 118 chính sách đang còn hiệu lực thực hiện, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nhưng hệ thống chính sách lại có tình trạng chồng chéo, phân tán, thậm chí chính sách này suy giảm, triệt tiêu hiệu quả chính sách khác. Phân tích thực trạng này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương cho rằng, theo báo cáo của Chính phủ, đến tháng 10/2018 có 118 chính sách, nhưng thực tế, đây là 118 văn bản chính sách chứ không phải là chính sách. Nhiều chính sách không liên quan đến đối tượng DTTS như các nghị định về khuyến công, khuyến nông, phát triển thủy sản, bảo hiểm nông nghiệp, phát triển ngành nghề,… cũng được tính là một chính sách dân tộc.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trước hết là chưa làm rõ thẩm quyền ban hành chính sách dân tộc. Khoản 5, Điều 70, Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước. Tính đến năm 2019, Quốc hội đã ban hành 86 luật với 218 điều khoản có quy định liên quan đến chính sách dân tộc. Tuy nhiên, kết quả rà soát cho thấy, tính đến năm 2019, Quốc hội đã ban hành 86 luật và nhiều nghị quyết có quy định liên quan đến chính sách dân tộc, nhưng mới chỉ có 38/86 luật và 3/20 nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được Chính phủ cụ thể hóa trong các chính sách dân tộc.

Thực tế, thẩm quyền ban hành chính sách dân tộc mới được quy định tại Khoản 5, Điều 70, Hiến pháp năm 2013. Nhưng Quốc hội quyết định chính sách dân tộc ở tầm nào và giao Chính phủ quy định cụ thể các chính sách ở tầm nào thì hiện vẫn chưa có văn bản pháp quy nào quy định rõ ràng.

Ủy ban Dân tộc tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện Chương trình MTQG 1719. (Trong ảnh: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 19/4/2023)
Ủy ban Dân tộc tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện Chương trình MTQG 1719. (Trong ảnh: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 19/4/2023)

Vì vậy, với việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 19/11/2019 phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; tiếp đó là Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 là một bước cụ thể hóa quy định của Hiến pháp.

Trước đó, trong Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018, Quốc hội cũng đã “giao Chính phủ xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, trình Quốc hội xem xét, quyết định”.

Giải bài toán “chính sách chờ vốn”

Việc Quốc hội quyết định chính sách dân tộc với chiến lược dài hơi cơ bản khắc phục được các hạn chế, bất cập trong việc ban hành chính sách dân tộc của giai đoạn trước, nhất là tình trạng chồng chéo, chung chung, dàn trải, vừa thừa, vừa thiếu. Đặc biệt, Quốc hội quyết định chính sách dân tộc đã cơ bản giải được bài toán “chính sách chờ vốn” kéo dài trong nhiều năm qua.

Thực tế cho thấy, một thực trạng, đúng hơn là một hạn chế rất lớn trong việc triển khai các chính sách dân tộc từ nhiều năm nay, là thiếu nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc đã ban hành. Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, cũng như kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ngoài Chương trình 135 được bố trí đủ nguồn lực, thì hầu hết các chính sách dân tộc đều bố trí chưa đến 50% tổng nguồn lực thực hiện.

Thậm chí, có một số chính sách sẽ hết hiệu lực cuối năm 2020, nhưng đến trước thời điểm Quốc hội quyết nghị thông qua Đề án Tổng thể vẫn chưa bố trí được vốn để thực hiện. Đó là chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT – XH vùng DTTS và miền núi theo Quyết định 2085/QĐ-TTg; chính sách bảo vệ, phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2020 theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ đến nay cũng mới chỉ bố trí được 18% nhu cầu vốn…

Nguồn lực được bố trí đủ, kịp thời để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Một góc vùng đồng bào DTTS và miền núi xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội)
Nguồn lực được bố trí đủ, kịp thời để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Một góc vùng đồng bào DTTS và miền núi xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội)

Bài toán này đã được giải khi Quốc hội quyết nghị chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã xây dựng Chương trình MTQG thực hiện trong giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, với tổng vốn dự kiến gần 137.665 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí được dự toán sẵn nên ngay sau khi có Quyết định 1719/QĐ-TTg, các Bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai thực hiện các dự án thành phần của Chương trình MTQG. Nhưng do khối lượng công việc quá lớn, nhiều nội dung phải triển khai nên đa số các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương đều chưa thể giải ngân nguồn vốn các dự án, tiểu dự án, buộc phải đề xuất chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục thực hiện.

Trước thực tế khó bảo đảm tiến độ giải ngân nguồn vốn các chính sách, ngày 1/11/2023, Chính phủ đã có Tờ trình số 614/TTr-CP trình Quốc hội xem xét việc kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) của các chương trình MTQG chưa giải ngân hết trong năm 2023, sang thực hiện trong năm 2024. 

Quốc hội khóa XV đã nhất trí với tờ trình của Chính phủ trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 6, khi biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề về 03 Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, ngày 29/11/2023.

Trong quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719, các địa phương cũng tranh thủ tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học. (Trong ảnh: Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay” tổ chức ngày 30/11/2023)
Trong quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719, các địa phương cũng tranh thủ tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học. (Trong ảnh: Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay” tổ chức ngày 30/11/2023)

Nguồn lực được bố trí đủ, kịp thời nên các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ trong Chương trình MTQG 1719 đã phát huy hiệu quả, giải quyết những vấn đề cấp bách của đồng bào DTTS, thúc đẩy phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau 03 năm triển khai, Chương trình MTQG 1719/QĐ-TTg đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là trong tư duy thực hiện chính sách của các cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.

Chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được Quốc hội khóa XIV phê duyệt tại Nghị quyết số 120/QH14, với số phiếu đồng thuận tuyệt đối 100% của các đại biểu Quốc hội có mặt. Sự kiện này được bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật nhất trong hoạt động của Quốc hội năm 2020.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong bài viết tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.