Sắc màu 54 -
Thu Lan - Lương Hằng -
09:36, 17/12/2020 “Âm vang đại ngàn” là chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần II năm 2020” vừa diễn ra tại Hà Nội. Chương trình do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tổ chức dàn dựng và trình diễn. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Huỳnh Tú được giao nhiệm vụ đạo diễn; chỉ huy dàn nhạc là nghệ sĩ Đinh Văn Đức, dân tộc Mường đến từ Nhà hát Ca múa nhạc Sơn La.
Ở miền Tây tỉnh Quảng Ngãi, hiếm thấy gia đình nào say mê bảo tồn, truyền dạy bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc như gia đình Nghệ nhân Hồ Ngọc An, dân tộc Cor ở thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) luôn được nhắc đến là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào các DTTS. Tận dụng thế mạnh này, những năm qua, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt việc quảng bá hình ảnh về văn hoá, vùng đất và con người đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua du lịch và nâng cao ý thức trách nhiệm của Nhân trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn.
Là người con dân tộc Nùng của quê hương xứ Lạng, PGS.TS Vương Toàn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Chủ nhiệm Chương trình Thái học Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều cho bộ môn ngôn ngữ học. Ông đã có trên 40 năm làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội và tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng ở Thủ đô Hà Nội…
Youtuber (người làm Youtube) đã trở nên rất thịnh hành trong xã hội ngày nay. Làm Youtube đang được coi là một nghề đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng về công nghệ thông tin cao để tạo ra các Video chất lượng. Lựa chọn chủ đề về văn hóa, bản sắc dân tộc, cùng cách thể hiện mộc mạc, chị Tằng Liên, dân tộc Dao (nhóm Dao Thanh Y), xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã tạo nên một kênh Youtube thực thụ của bản Dao. Hiện tại, các Clip của chị đã góp phần đưa văn hóa dân tộc Dao đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Dân tộc Xơ Đăng là một tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trong đó tập trung nhiều trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, người dân nơi đây đã sáng tạo và hình thành nên nét văn hóa cho riêng mình được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ giao tiếp, quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật tạo hình, văn hóa nghệ thuật dân gian… Những nét đẹp văn hóa ấy giờ đây đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy.
Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, song hiện nay, dân tộc Kháng tại Điện Biên vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc về phong tục, tập quán, truyền thuyết, truyện kể dân gian thể hiện bằng tiếng nói riêng của dân tộc. Cùng với đó là nhiều nghi lễ về sản xuất nông nghiệp, như: Lễ cơm mới, Lễ Pang phoóng, Lễ hội Xên Pang ả…cũng được giữ gìn và phát huy.
Bảo tồn giá trị của lễ hội là câu chuyện không riêng của dân tộc nào, đồng thời cũng không chỉ riêng cơ quan quản lý nhà nước. Để trả lễ hội về đúng ý nghĩa vốn có của nó, cần có những điều chỉnh kịp thời về chiến lược, cách thức thực hiện từ các cơ quan chức năng cho đến điều chỉnh trong mỗi cá nhân - chủ thể của lễ hội sẽ khai thác hiệu quả, giúp lễ hội ngày càng phát triển một cách lành mạnh, đúng hướng, góp phần làm giàu tài sản văn hóa dân tộc.
Vĩnh Phúc là tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, với 40 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có một phong tục, tập quán riêng, tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc. Chính vì thế, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được chính quyền và Nhân dân quan tâm.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh không chỉ là một loại hình văn hóa dân gian xứ Kinh Bắc, mà đã lan tỏa trong và ngoài nước, mang những giá trị văn hóa Việt kết nối cộng đồng. Trở thành một loại hình nghệ thuật đạt tới trình độ cao về diễn xướng, lời ca và âm nhạc… tổng hợp, hòa quện với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội… đậm chất trữ tình, hào hoa, thanh lịch.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), THCS huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) không chỉ đặt nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục lên hàng đầu, mà còn luôn chú trọng các buổi học ngoại khóa với hoạt động văn hóa - văn nghệ, giúp các em học sinh giao lưu, hiểu biết thêm về văn hóa của các dân tộc anh em trên địa bàn, góp phần bồi đắp và định hướng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, các hoạt động văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc đứng trước những nguy cơ bị mai một. Để bảo tồn văn hóa, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh xã hội hóa (XHH) hoạt động văn nghệ quần chúng. Từ những câu lạc bộ (CLB) nhỏ với quy mô ít, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 400 CLB văn hóa với hơn 12.000 hội viên tham gia, góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
Nghệ nhân Ưu tú Triệu Văn Quẩy, 70 tuổi, dân tộc Dao, đã dành hơn 40 năm cuộc đời miệt mài, gìn giữ từng con chữ của đồng bào dân tộc Dao, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Đẩy mạnh phát triển các phong trào văn hóa văn nghệ tại thôn, xã nhằm khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc của người dân, đồng thời tập trung các nguồn lực để bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện đang là cách làm được huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt lên hàng đầu. Thông qua đó các câu lạc bộ (CLB) dân ca dân gian được hình thành, các lễ hội truyền thống được phục dựng…
Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi với 3 dân tộc thiểu số Hrê, Cor, Ca dong, sống chủ yếu ở các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Tây Trà và Minh Long. Những năm qua, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây luôn đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, đáng mừng là vẫn có những người con của buôn làng nặng lòng với việc lưu giữ giá trị truyền thống của dân tộc mình.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 166/701 làng Mường còn bảo lưu nhiều loại hình văn hoá phi vật thể, trong đó có 35 làng đang, phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc .
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dành sự ưu tiên đặc biệt trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS); đồng thời hỗ trợ họ thực hiện quyền bình đẳng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, tiến tới trình độ phát triển chung của cả nước.
Những năm qua cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, đồng bào Xơ Đăng ở buôn Kon H’rinh, xã Ea H’Đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk rất chú trọng duy trì, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. Buôn Kon H’rinh là một trong số ít buôn đồng bào dân tộc Xơ Đăng sinh sống ở Đăk Lăk với gần 2000 nhân khẩu. Hiện nay, buôn Kon H’rinh còn giữ gìn nhiều đặc trưng văn hóa truyền thống như tổ chức lễ hội truyền thống mừng lúa mới, thành lập đội chiêng, đội múa dân gian, dạy chiêng cho thanh thiếu nhi…