Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa Mường trên vùng cao Ngọc Lặc

PV - 14:03, 29/01/2018

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 166/701 làng Mường còn bảo lưu nhiều loại hình văn hoá phi vật thể, trong đó có 35 làng đang, phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc .

 Lễ hội Pôồn Pôông ở Thanh Hóa được công nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia. Lễ hội Pôồn Pôông ở Thanh Hóa được công nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia.

 

Nhờ có sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh, nhiều lễ hội truyền thống lớn của người Mường đã được phục dựng và tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo người dân tham dự, như, Lễ hội Mường Khô (Bá Thước), Lễ hội Mường Đòn (Thạch Thành), Lễ hội Khai Hạ (Cẩm Thủy), Lễ hội Pôồn Pôông (Ngọc Lặc), Lễ hội Chin (Như Thanh)... Điều này, không chỉ thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc khu vực miền núi, mà còn góp phần bảo tồn, khôi phục những giá trị văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng.

Tiểu biểu như, ở làng Lú Khoen, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc. Hằng năm, tại làng Lú Khoen (Ngọc Lặc) diễn ra rất nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội, nhưng tiêu biểu nhất là Lễ hội văn hóa Mường được tổ chức vào giữa tháng giêng. Lễ hội thu hút được đông đảo người dân địa phương, các nghệ nhân và du khách trong vùng tham gia chung vui và đua tài.

Trình diễn Pôồn Pôông tại nhà nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Tắng, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Trình diễn Pôồn Pôông tại nhà nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Tắng, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

 

Lễ hội được tổ chức với nhiều nội dung hấp dẫn, sôi nổi đậm bản sắc dân tộc, như đô vật, gà chọi, cà kheo, đánh mẳng, kéo co, cờ hội. Đặc biệt, du khách được hòa mình vào âm thanh từ các màn hòa tấu cồng chiêng phường chúc, phường bùa râm ran, rạo rực thôi miên lòng người.

Ngoài ra, lễ hội còn là nơi cho các nghệ nhân dân gian các vùng mường chen vai, xếp nón đợi đến lượt trổ tài ứng vận, đối đáp xường thăm, xường nài, xường thách, xường cu nhu, cóp nhóp, xường đố, rồi xường chào, xường hẹn hò sang năm gặp lại. Đến lễ hội này, du khách còn được các nghệ nhân hướng dẫn đánh cồng chiêng đúng nhịp phách…

rình diễn Pôồn Pôông tại Ngày hội Văn hóa - Thể thao truyền thống làng Thanh Sơn, xã Ngọc Sơn. Trình diễn Pôồn Pôông tại Ngày hội Văn hóa - Thể thao truyền thống làng Thanh Sơn, xã Ngọc Sơn.

 

Là một trong số ít nghệ nhân của huyện hát thông thạo các làn điệu xường của dân tộc Mường, bà Phạm Thị Quế, làng Quang Sơn, xã Quang Trung cho hay, hiện nay, những người có thể hát các làn điệu xường còn lại rất ít, chỉ tính trên đầu ngón tay; lớp trẻ ngày càng ít quan tâm đến các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, tôi mong muốn các cấp liên quan nên có cơ chế khuyến khích; đào tạo, phát hiện bồi dưỡng tài năng hát dân ca ngay từ cơ sở.

Nghệ nhân Phạm Thị Quế cũng đề xuất, chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu được những giá trị di sản văn hóa phi vật thể; cần quan tâm đầu tư hỗ trợ công tác sưu tầm, nghiên cứu, lưu giữ bằng sách, đĩa, chụp ảnh, ghi âm, quay phim… để làm tư liệu. Đồng thời, đưa các loại hình văn hóa Mường vào trường học để giới thiệu và truyền dạy cho lớp trẻ.

Ông Bùi Hồng Nhi, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Ngọc Lặc, cho biết: Thời gian qua, huyện Ngọc Lặc đã thành lập CLB văn hóa dân gian Mường với 72 hội viên, là những nghệ nhân, diễn viên tâm huyết với hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian. CLB đã phát động toàn thể hội viên tham gia tổ chức sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn, ghi âm, ghi hình những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mường như các trò chơi, trò diễn... Qua đó, giúp những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường được lưu giữ, bảo tồn và phát huy hiệu quả.

Đặc biệt, cuối năm 2016, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Ngọc Lặc-Thanh Hóa đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia.

QUỲNH TRÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 1 phút trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 6 phút trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 18 phút trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 23 phút trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 26 phút trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.