Những tưởng di dịch cư thì bản sắc văn hóa sẽ phai nhạt… nhưng ở bản Lòi Sim, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) thì ngược lại. Tiếng nói và chữ viết Mường, văn hóa người Mường… đang sống lại nơi miền biên viễn Hà Tĩnh từ niềm đam mê, tâm huyết của một đảng viên. Ông là Phan Thanh Tuyền, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản, Trưởng ban Công tác Mặt trận, công an viên
Vào các ngày cuối tuần, từ căn nhà của Nghệ nhân Quách Thị Lon tại Bản Khanh, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, người dân đã quen khi được nghe những khúc hát dân ca của dân tộc Mường vang lên từ căn nhà. Được biết, bao năm nay căn nhà của nghệ nhân Quách Thị Lon chính là không gian sinh hoạt văn hóa chung của các nghệ nhân hát dân ca của đồng bào dân tộc Mường.
Mỗi dân tộc Việt Nam đều có những nét văn hóa riêng, đặc sắc. Nếu như với người Mông là tiếng khèn gọi bạn chơi Xuân, với người Thái là những điệu xòe quyến rũ… thì với dân tộc Mường là tiếng cồng chiêng kỳ ảo trong các dịp lễ, Tết, hội hè. Nét văn hóa ấy đã và đang được đồng bào dân tộc Mường ở Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) gìn giữ, phát huy.
Sắc màu 54 -
Việt Hà - Mai Hương -
21:27, 15/09/2023 Trong kho tàng nghệ thuật của các DTTS ở Việt Nam, dân ca, dân vũ là loại hình diễn xướng dân gian và gắn liền với đời sống tinh thần của dân tộc. Đối với tỉnh Hòa Bình, việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch luôn được các cấp chính quyền tỉnh Hòa Bình quan tâm, đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội một cách bền vững.
Đồng bào Mường ở cả 4 vùng: Mường Bi, Vang, Thàng, Động (tỉnh Hòa Bình) có một lễ hội lớn trong những ngày đầu Xuân năm mới, đó là Lễ hội Khai hạ.
Media -
BDT -
19:12, 06/11/2024 Trong mắt du khách quốc tế, đất nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em chung sống được coi là điểm đến đầy hấp dẫn với một kho tàng Di sản văn hóa đặc sắc, đồ sộ. Trong đó, đặc biệt phải kể tới những Di sản văn hóa phi vật thể đã được Unesco công nhận, gắn liền với đời sống lao động, sản xuất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.Không chỉ vậy, trong kho tàng ấy, còn có rất nhiều những di sản độc đáo như những viên ngọc quý vẫn đang còn say ngủ… Bằng niềm tự hào, trân quý, chuyên mục Hành trình Di sản của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ cùng quý độc giả từng bước khám phá, trải nghiệm những giá trị tuyệt vời ấy… Và số đầu tiên, mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu về Mo Mường.Mo Mường là di sản văn hóa quý của đồng bào dân tộc Mường, được ví như bách khoa toàn thư dân gian chứa đựng những tinh hoa văn hóa Mường. Quá trình diễn xướng Mo của người Mường là phương tiện giao tiếp bày tỏ lòng tôn kính đối với lực lượng siêu nhiên và tổ tiên. Đồng thời, là phương tiện để truyền đạt tư tưởng triết lý về thiên nhiên, vũ trụ, tri thức, tập quán xã hội người Mường; qua đó góp phần tích cực trong giáo dục, hình thành nhân cách con người và gìn giữ phong tục, tập quán của dân tộc.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 166/701 làng Mường còn bảo lưu nhiều loại hình văn hoá phi vật thể, trong đó có 35 làng đang, phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc .
Măng đắng là thứ sản vật dân giã nhất, phổ biến nhất đối với nhiều dân tộc ở khu vực miền núi Tây Bắc, đặc biệt là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao...