Media -
BDT -
19:12, 06/11/2024 Trong mắt du khách quốc tế, đất nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em chung sống được coi là điểm đến đầy hấp dẫn với một kho tàng Di sản văn hóa đặc sắc, đồ sộ. Trong đó, đặc biệt phải kể tới những Di sản văn hóa phi vật thể đã được Unesco công nhận, gắn liền với đời sống lao động, sản xuất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.Không chỉ vậy, trong kho tàng ấy, còn có rất nhiều những di sản độc đáo như những viên ngọc quý vẫn đang còn say ngủ… Bằng niềm tự hào, trân quý, chuyên mục Hành trình Di sản của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ cùng quý độc giả từng bước khám phá, trải nghiệm những giá trị tuyệt vời ấy… Và số đầu tiên, mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu về Mo Mường.Mo Mường là di sản văn hóa quý của đồng bào dân tộc Mường, được ví như bách khoa toàn thư dân gian chứa đựng những tinh hoa văn hóa Mường. Quá trình diễn xướng Mo của người Mường là phương tiện giao tiếp bày tỏ lòng tôn kính đối với lực lượng siêu nhiên và tổ tiên. Đồng thời, là phương tiện để truyền đạt tư tưởng triết lý về thiên nhiên, vũ trụ, tri thức, tập quán xã hội người Mường; qua đó góp phần tích cực trong giáo dục, hình thành nhân cách con người và gìn giữ phong tục, tập quán của dân tộc.
Sống và làm việc trên mảnh đất Hòa Bình - nơi hiện còn lưu giữ một kho tàng quý giá của văn hóa Mường, Nhà văn Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình đã có cơ hội thậm thấu, am hiểu và yêu quý những giá trị văn hóa của dân tộc Mường như là một người Mường thực thụ.
Đối với nhiều em học sinh, nhất là học sinh bậc tiểu học thì khái niệm về lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc còn khá mới mẻ và lạ lẫm.
Trong đời sống văn hóa tâm linh, tín ngưỡng dân gian phong phú, đồng bào Mường còn bảo tồn và thực hiện một phong tục truyền thống rất đặc sắc, đó là lễ mát nhà. Lễ Mát nhà có ý nghĩa mang lại sự may mắn, bình an...
Đâm đuống là tục lệ có từ lâu đời ở các vùng đồng bào dân tộc Mường, Hòa Bình và huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Theo tiếng Mường, đâm đuống còn gọi là “chàm đuống”, chàm là đâm từ trên xuống, đuống là máng gỗ để giã lúa… Trong khuôn khổ Chương trình “Hương sắc vùng cao” tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, lần đầu tiên nhóm nghệ nhân người Mường tỉnh Hòa Bình đã tái hiện lại tục đâm đuống của dân tộc mình.
Bảo tàng không gian văn hóa Mường nằm trên con đường Tây Tiến đi Thung Nai thuộc địa phận Phường Thái Bình, TP. Hòa Bình (Hòa Bình), đây là bảo tàng tư nhân do họa sĩ Vũ Đức Hiếu xây dựng với mục đích lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.
Trong không gian của ngôi nhà sàn ở điểm du lịch cộng đồng bản Chuôi, xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), bất cứ du khách nào khi đến đây cũng được thưởng thức những điệu múa truyền thống, tiếng chiêng vang vọng của đồng bào Mường, do các thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) dân tộc Mường xã Khả Cửu biểu diễn.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 166/701 làng Mường còn bảo lưu nhiều loại hình văn hoá phi vật thể, trong đó có 35 làng đang, phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc .