Những năm gần đây, nhờ triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trồng rừng, đặc biệt là Nghị định 75 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020, đồng bào DTTS vùng biên giới ven sông Đà thuộc tỉnh Lai Châu đã có một phần thu nhập ổn định.
Năm 2017, vượt qua nhiều thách thức, khó khăn, các địa phương vùng DTTS và miền núi đã đạt được những kết quả rất ấn tượng trong phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ sự khởi sắc về kinh tế, nhiều bản làng, phum sóc đồng bào DTTS đang phấn khởi chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Ninh Thuận hiện có trên 161.000 người là đồng bào DTTS, chiếm khoảng 23,3% dân số toàn tỉnh; trong đó nhiều nhất là dân tộc Chăm và dân tộc Raglai. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn ở mức cao với 11.139 hộ nghèo/51.673 khẩu, chiếm 32,17%; hộ cận nghèo là 5.371 hộ/25.393 khẩu, chiếm 15,51% so với hộ đồng bào DTTS toàn tỉnh (34.616 hộ/161.010 khẩu).
mục tiêu chung của giáo dục mầm non, là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách để trẻ chuẩn bị bước vào bậc tiểu học. Tuy nhiên, đối với những trường mầm non ở vùng cao của tỉnh lào cai, việc thực hiện mục tiêu này quá khó khăn, do còn rất nhiều trẻ em dTTS sống ở khu vực đặc biệt khó khăn và chưa biết nói tiếng phổ thông.
Vài năm trở lại đây, nắm bắt được nhu cầu thăm quan trải nghiệm du lịch cộng đồng ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế, nhiều bản làng, hộ gia đình người DTTS ở vùng cao đã mở dịch vụ lưu trú (homestay) tại nhà.
Bài 2: Xóm công nhân DTTS giữa lòng Thủ đôỞ số báo 07 (1381) ra ngày 24/01/2018 Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh về sự vất vả của những người đồng bào DTTS đang sống ở xóm chạy thận, ngõ 121 đường Lê Thanh Nghị, Hà Nội. Đây là địa chỉ không mong muốn của bất kỳ ai, nhất là đối với đồng bào DTTS.
Đón Tết Mậu Tuất 2018, nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS vui mừng được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia sau bao năm mỏi mòn chờ đợi. Đây là những nỗ lực của ngành Điện cũng như các cấp chính quyền địa phương.
Đối với những người xa nhà, khi cái rét ngọt cuối năm chạm vào da thịt; khi cây mai, cây đào đã chớm nụ, báo hiệu xuân về sẽ cho ta cảm thấy nỗi nhớ nhà, nhớ người thân khắc khoải, mênh mang. Đặc biệt, đối với những người con là đồng bào DTTS, từ lúc chào đời, rồi lớn lên trong sự bao bọc của cha mẹ, tình làng nghĩa xóm, gắn bó hằng ngày với cảnh sắc thiên nhiên núi rừng, vì nhiều lý do, hoàn cảnh số phận, phải rời quê đến sinh sống ở chốn thị thành, nỗi nhớ ấy càng cồn cào, da diết.
Nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) đang là vấn đề nan giải, tạo ra dư luận không tốt trong nhân dân. Quy định vừa mới được Chính phủ ban hành về điều kiện không có nợ đọng xây dựng cơ bản mới được công nhận NTM sẽ chấn chỉnh, hạn chế việc chạy đua theo thành tích, vì sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi nói riêng, cả nước nói chung.
Để kịp thời bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống phi vật thể cho các DTTS dưới 5.000 người, từ năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho các dân tộc Lô Lô (Cao Bằng), Bố Y (Lào Cai), Chứt (Quảng Bình), Si La (Lai Châu), La Ha (Sơn La).
Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, những năm qua, đội ngũ những người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thực sự là cầu nối quan trọng của chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững…
Tại nhiều địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… điện mặt trời đã được ứng dụng từ những năm 1990 nhưng mới chỉ dừng lại ở mức tự tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, điện mặt trời nối lưới sẽ phát huy hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần.
Nằm giữa vùng đồng bằng, nhưng huyện Tri Tôn (An Giang) là huyện miền núi, đa dân tộc, đa tôn giáo. Tỷ lệ đồng bào DTTS hiện chiếm trên 50% dân số. Đời sống của đồng bào còn khó khăn, có tư liệu sản xuất và mái nhà vững chãi để an cư phát triển kinh tế là điều mơ ước của nhiều hộ đồng bào DTTS nơi đây.
Bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội, lễ nghi truyền thống các DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Nhiều chính sách đã được triển khai, một số lễ hội, lễ nghi có nguy cơ bị mai một đã được phục dựng. Tuy nhiên, một khi công tác khôi phục còn mang tính hình thức, dựa trên những “kịch bản” được viết sẵn thì nguy cơ làm biến dạng các lễ hội, lễ nghi truyền thống là không tránh khỏi.
Ngày 18/01/2018, tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Yên Thế tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín, học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu và các doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho thôn, bản đặc biệt khó khăn năm 2017.
Nhằm mở hướng phát triển chăn nuôi gia súc có sừng tại các vùng miền núi trên địa bàn, những năm qua, từ các nguồn vốn của Trung ương và huy động các nguồn lực xã hội, tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ bò giống, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, vỗ béo bò, nuôi bò sinh sản cho đồng bào nghèo ở các bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Chuẩn bị đón Tết cổ truyền, bà con các dân tộc ở các huyện vùng cao đã lo ủ, cất rượu từ mấy tháng nay. Mỗi nhà dù giàu hay nghèo trong nhà đều có từ 2-5 chum rượu để đãi khách trong 3 ngày Tết. Đây là nét văn hóa truyền thống từ bao đời nay; nhưng việc sử dụng nhiều rượu, nhất là rượu không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dành sự ưu tiên đặc biệt trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS); đồng thời hỗ trợ họ thực hiện quyền bình đẳng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, tiến tới trình độ phát triển chung của cả nước.
Nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất trong vùng đồng bào DTTS, thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện công tác bóc tách thu hồi đất từ các nông, lâm trường giao lại cho dân. Đây là giải pháp khả thi, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn tồn tại một số bất cập cần phải khắc phục.
Bếp củi được đúc bằng gang, cùng một lúc có thể nấu 2 nồi, vừa tiết kiệm lượng củi, giảm phát thải nhà kính, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người đun nấu,… Đây là những hiệu quả được ghi nhận từ sáng kiến cải tiến bếp đun bằng củi được triển khai ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị.