Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bệnh thành tích trong xây dựng NTM: Đã có thuốc chữa

PV - 09:54, 23/01/2018

Nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) đang là vấn đề nan giải, tạo ra dư luận không tốt trong nhân dân. Quy định vừa mới được Chính phủ ban hành về điều kiện không có nợ đọng xây dựng cơ bản mới được công nhận NTM sẽ chấn chỉnh, hạn chế việc chạy đua theo thành tích, vì sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi nói riêng, cả nước nói chung.

Xây dựng NTM phải bảo đảm nâng cao đời sống nhân dân một cách bền vững. Xây dựng NTM phải bảo đảm nâng cao đời sống nhân dân một cách bền vững.

 

Nhìn lại giai đoạn 5 năm 2011-2015 và 9 tháng năm 2016, cả nước đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn về xây dựng NTM với 2.045 xã, 24 huyện được công nhận đạt chuẩn. Tuy nhiên, xây dựng NTM còn nhiều bất cập.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ ra các mặt tồn tại trong xây dựng NTM, trong đó nhấn mạnh việc chạy theo thành tích, còn để nợ đọng xây dựng cơ bản.

5 năm qua, đã có 53 trong số 63 tỉnh, thành nợ đọng xây dựng NTM với số tiền trên 15.000 tỷ đồng. Trong đó, ba khu vực có mức nợ đọng cao nhất là miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ.

Một số địa phương vùng miền núi, vùng dân tộc có nợ đọng lớn, như: Thanh Hóa trên 1.500 tỷ đồng, Vĩnh Phúc gần 1000 tỷ đồng, Nghệ An 887 tỷ đồng… Tỉnh Phú Thọ nợ đọng NTM không lớn, khoảng gần 200 tỷ đồng, nhưng lại là tỉnh có tỷ lệ các xã mắc nợ khá cao, với 226/247 xã là “con nợ NTM”…

Điều đáng nói, có nhiều địa phương đã đủ các tiêu chí được công nhận đạt chuẩn NTM thì vẫn nợ, thậm chí nợ nhiều, con đường trả nợ dường như mờ mịt. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nợ đọng đã được phân tích thời gian qua là do một số địa phương còn nóng vội, chạy theo phong trào, thành tích, chưa lượng được sức mình, chỉ tập trung nhiều vào các tiêu chí xây dựng cơ bản, chưa quan tâm thật sự đến các tiêu chí khác, nhất là những tiêu chí về thực hiện các biện pháp nâng cao thu nhập cho người dân…

Để khắc phục tình trạng nợ đọng trong xây dựng NTM, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn NTM; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Theo đó, việc xét, công nhận, công bố địa phương đạt chuẩn NTM phải có nhiều điều kiện, trong đó có điều kiện không nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.

Quy định này sẽ chấn chỉnh việc chạy đua theo thành tích, hướng đến sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, miền múi nói riêng, cả nước nói chung.

Phát động phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: phong trào phải dựa vào dân, phát huy sức sáng tạo của nhân dân bởi sức sáng tạo của nhân dân là vô tận.

Khi Quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng đi vào thực tiễn, thiết nghĩ, cần phải giải quyết ngay vấn đề nợ đọng thông qua nhiều phương án khác nhau như: không tiếp tục thi công các công trình, dự án chưa tìm được nguồn đầu tư; các địa phương cần cân đối nguồn lực để giải quyết một phần số nợ… Xử lý nghiêm những trường hợp thực hiện xây dựng NTM theo phong trào, có tính ganh đua.

Về lâu dài, để hạn chế tình trạng nợ đọng, các địa phương trước khi bắt tay vào xây dựng NTM cần có quy hoạch, đề án xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương…

Xây dựng NTM là chủ trương quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhưng không thể nóng vội, mà cần bảo đảm tăng thu nhập và nâng cao đời sống người dân một cách bền vững. Đối với các địa phương miền núi, dân tộc- nơi đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, việc không để nợ đọng NTM, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân càng cần được chính quyền các cấp quan tâm.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.
Tin nổi bật trang chủ
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 1 giờ trước
Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích…Xung quanh vấn đề này Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành Chợ phiên Phja Đén; công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về công nhận làng nghề miến dong Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam.
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Pháp luật - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - An Yên - 4 giờ trước
Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các linh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Xã hội - Minh Thu - 6 giờ trước
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin tức - Việt Hà - 8 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 8 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.