Trong 2 ngày (5-6/2), Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà và chúc Tết đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở 2 tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau.
Những năm qua, hệ thống cơ sở Đảng ở vùng DTTS đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chú trọng. Công tác phát triển đảng viên, củng cố cơ sở Đảng ngày một vững chắc tạo tiền đề cho xã hội ổn định và phát triển, đời sống người dân ngày một nâng lên. Những đảng viên người DTTS đã phát huy được tính tiên phong, gương mẫu, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, chính sách cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo các Quyết định 2472, 1977/QĐ-TTg và nay là Quyết định 59/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại những lợi ích thiết thực, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, học tập những mô hình kinh tế điển hình… nhằm xoá đói giảm nghèo cho vùng miền núi. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn một số vấn đề về chính sách cấp phát báo chí không thu tiền cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ hệ thống các chính sách đã và đang được triển khai, vùng DTTS và miền núi nước ta đã có nhiều khởi sắc, thể hiện rõ nhất ở kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Kết thúc năm 2017, nhiều xã ở khu vực này đã cán đích, trong đó có không ít xã biên giới, xã bãi ngang ven biển. Đây sẽ là những “đầu tàu” kéo phong trào xây dựng NTM ở vùng khó về đích trong tương lai gần.
Từ đỉnh núi nơi dựng cột cờ Lũng Cú (thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) nhìn xuống, thôn Lô Lô Chải đẹp như một bức tranh thuỷ mặc. Toàn thôn hiện có 96 hộ dân, với 453 nhân khẩu đa phần là đồng bào DTTS Lô Lô sinh sống. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, thôn Lô Lô Chải lại rộn ràng với những phong tục tập quán vô cùng độc đáo của đồng bào Lô Lô.
Thời gian qua, ở Tây Nguyên và vùng phụ cận Phú Yên, một số đối tượng xấu, phản động đã len lỏi đến các xã vùng sâu tuyên truyền, lôi kéo đồng bào DTTS trốn sang Campuchia, Thái Lan với lời hứa sẽ tiếp tục đưa sang Mỹ để có cuộc sống giàu sang, sung sướng. Tuy nhiên, người dân cần phải đề cao cảnh giác trước sự lôi kéo này.
Theo phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam, từ xưa đến nay việc tổ chức lễ cưới, lễ tang và lễ hội, thể hiện nếp sống, bản sắc văn hóa của mỗi gia đình, thành phần dân tộc và của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức các sự kiện này theo nếp sống văn minh, phù hợp xu thế phát triển của thời đại, đối với cộng đồng các DTTS là cả một quá trình vận động, tuyên truyền, kiên trì và mềm dẻo. Trong đó, vai trò của đội ngũ cán bộ và những người có uy tín trong cộng đồng đặc biệt quan trọng.
Làm thế nào để cấp ủy, chính quyền các địa phương, các tầng lớp nhân dân nắm rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) ở vùng DTTS và miền núi. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải đã chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh nội dung này.
Thành phố Hà Nội có trên 92.000 đồng bào DTTS, sinh sống ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã có nhiều đóng góp tích cực trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.
Nhiều năm trở lại đây, vấn đề an toàn thực phẩm luôn được người dân cả nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tại vùng DTTS và miền núi, câu chuyện vệ sinh an toànthực phẩm lại đang bị lơ là, buông lỏng một cách đáng báo động.
Một thời gian dài, lợi dụng sự khó khăn của đồng bào DTTS, “tà đạo” Hà Mòn đã len lỏi, lôi kéo nhiều đồng bào vùng Tây Nguyên với luận điệu “không làm cũng có ăn”. Nhiều người đã cả tin theo tà đạo, ngày càng lún sâu vào nghèo đói, cơ cực. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ở xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, Kon Tum lại kiên quyết không theo tà đạo, tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Chị Y Ksor H’Brô là một điển hình như thế.
Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt nam, hiện cả nước có khoảng 3,7 triệu thanh niên DTTs. Dù có nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên DTTs khởi nghiệp nhưng hiệu quả chưa như mong đợi. Thiếu đất sản xuất, thu nhập bấp bênh nhưng thanh niên DTTs không muốn đi học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp.
Tỉnh Bình Định có 3 huyện miền núi là Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão, với các dân tộc Ba-na, Chăm, H’rê, Kinh cùng sinh sống. Những năm qua, tỉnh đã triển khai hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc góp phần đổi thay đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, UBND tỉnh Gia Lai hỗ trợ hơn 1.200 thôn, làng đồng bào DTTS trên 6 tỷ đồng nhằm tạo điều kiện cho đồng bào đón Tết cổ truyền vui vẻ, đầm ấm.
Những năm qua, đội ngũ các già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Bình đã không ngừng phát huy vai trò là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân. Họ đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động tại địa phương, là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của bản, làng.
Ngày 29/1/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị chuẩn bị dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ có mục tiêu quan trọng là hỗ trợ đồng bào DTTS giảm nghèo nhanh, bền vững từ việc tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, việc giải ngân nguồn vốn chính sách hỗ trợ này vẫn bị ách tắc bởi có quá nhiều vướng mắc.
Những năm qua, từ việc triển khai xây dựng một số mô hình kinh tế ở địa bàn miền núi hiệu quả đã góp phần thay đổi diện mạo, đời sống đồng bào DTTS. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, có những mô hình đã “chết yểu” ngay sau khi dự án kết thúc, hoặc không thể triển khai tiếp.
Ngoài chức năng theo dõi, tổng hợp, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành, chỉ đạo nhiều kế hoạch, quyết định, báo cáo… liên quan đến chính sách dân tộc.
Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang luôn phát huy vai trò nòng cốt, cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như vận động gia đình, bà con thôn, bản tích cực phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư... Một trong những điển hình là ông Làn Đình Dưỡng, Người có uy tín thôn Trung Sơn, xã Hữu Sản (Bắc Quang).