Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tâm huyết của đội ngũ giáo viên, sự đồng tình ủng hộ của người dân, công tác giáo dục cho học sinh vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của tỉnh. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc & Phát triển có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Kon Tum.
Vừa qua, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn dành cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Lớp tập huấn nhằm góp phần giúp các đại biểu nắm rõ thêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chính sách dân tộc đã và đang được triển khai trên địa bàn.
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Lự trên địa bàn.
Vùng DTTS&MN Thanh Hóa hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn 3 lần tỷ lệ nghèo bình quân chung toàn tỉnh; riêng huyện Mường Lát, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn rất cao, lần lượt là 37,53% và 31,95%. Ngoài ra, một số vấn đề xã hội như bất bình đẳng giới, bạo lực trong hôn nhân và gia đình; tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT)... đang là những vấn đề cấp bách cần phải tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp để giải quyết.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và đồng bào DTTS trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, thực hiện Dự án 9, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo sự chuyển biến tích cực trong hành vi, nhận thức của cộng đồng, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCH) trong đồng bào DTTS.
Hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những chính sách được triển khai, thực hiện hiệu quả ở nhiều địa bàn thuộc tỉnh Lai Châu. Qua đó, góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS.
Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bấm đốt ngón tay đếm lại khoảng thời gian mình bám bản vùng sâu huyện Tu Mơ Rông: “Thấm thoắt cũng đã 23 năm rồi anh ạ!”. Ở dưới chân núi Ngọc Linh này, bà con các DTTS xem cô Vân như “người mẹ thứ hai” của nhiều thế hệ trẻ em dân tộc Xơ Đăng.
Ngày 27/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón, gặp mặt 27 đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau và tỉnh Quảng Bình. Tham dự tiếp đón Đoàn có đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, huyện Đakrông đã áp dụng một số cơ chế đặc thù, huy động và lồng ghép nhiều nguồn vốn nên kết quả thực hiện các dự án, nội dung, hạng mục từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) là rất khả quan về tiến độ và chất lượng.
Những năm qua, mặc dù công tác phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em tại tỉnh Gia Lai được chú trọng. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể nhẹ cân và tỷ lệ SDD thể thấp còi cao so với mức trung bình của cả nước. Thực tế này, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị, hướng tới dinh dưỡng hợp lý và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người dân toàn tỉnh trong thời gian tới.
Quản Bạ, huyện cửa ngõ của Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) với 19 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc: Mông, Dao, Tày… Những năm qua, chính quyền địa phương và người dân đã đồng lòng xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, vừa để tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, vừa góp phần bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của đồng bào các DTTS
Đăk Glei là huyện biên giới, nằm ở phía Bắc của tỉnh Kon Tum, với gần 90% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chủ yếu là dân tộc Gié Triêng và Xơ Đăng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Bằng nội lực sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và sức mạnh đoàn kết của các dân tộc, từ một huyện nghèo khó, Đăk Glei đang từng bước vươn lên về mọi mặt theo đà phát triển của đất nước.
Media -
BDT -
20:00, 27/11/2023 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội nghị xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Âm vang Tây Nguyên trong lòng Hà Nội. Làm giàu từ mô hình nuôi gà dưới tán trà hoa vàng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) có 163 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín huyện Văn Lãng không chỉ gương mẫu trong các phong trào thi đua, mà còn là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động bà con tham gia phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.
Nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS luôn gương mẫu, tận tụy, đi đầu trong các phong trào, cùng bà con vượt qua mọi khó khăn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần làm thay đổi diện mạo các thôn bản, buôn làng, phum sóc trên mọi miền Tổ quốc. Người có uy tín được ví như “điểm tựa” của bản làng trên hành trình phát triển; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và người đồng bào DTTS; là hoạt nhân quan trọng xây dựng khối đại đoàn kết.
Thái Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Vài năm trở lại đây, mô hình du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên đã có sức lan tỏa khi ngày càng có nhiều đồng bào DTTS tham gia làm du lịch, tích cực phát triển kinh tế, quảng bá văn hoá địa phương.
Thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), cùng với triển khai các hoạt động đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, nhiều địa phương đã và đang triển khai xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản - nơi đông đồng bào các DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện cho các DTTS có khó khăn đặc thù.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đề ra chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm 4,5%.
Tại Quảng Nam, Hội LHPN tỉnh vừa tổ chức ra mắt 02 mô hình "Địa chỉ tin cậy" tại thôn 2, xã Trà Dơn (huyện Nam Trà My) và thôn Lâm Bình Phương, xã Trà Sơn (Bắc Trà My). Tham dự có các đại diện lãnh đạo ban, ngành, Hội Liên hiệp Phụ nữ của 02 huyện, đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, ban ngành, Hội đoàn thể 02 xã và trên 200 đại biểu là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận, Hội viên phụ nữ tại thôn 2, xã Trà Dơn và thôn Lâm Bình Phương, xã Trà Sơn.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 22, ngày 31/10/2023 về việc tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh quy định tại Nghị quyết số 204, ngày 30/7/2019 và Nghị quyết số 248 ngày 31/3/2020 của HĐND tỉnh Quảng Ninh cho đối tượng ở các xã ra khỏi vùng khó khăn và các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đây thực sự là một chính sách mang nhiều ý nghĩa nhân văn, là sự trợ lực quan trọng đối với các em học sinh vùng cao, vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.