Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Bái đẩy mạnh phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị (Bài 1)

Văn Hoa - 06:26, 28/11/2023

Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và đồng bào DTTS trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, thực hiện Dự án 9, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo sự chuyển biến tích cực trong hành vi, nhận thức của cộng đồng, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCH) trong đồng bào DTTS.

Yên Bái là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống, tình trạng TH-HNCHT đã tồn tại như một tập quán cố hữu trong vùng đồng bào DTTS. Để giải quyết vấn đề này, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái, với chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, đã vào cuộc bằng các giải pháp quyết liệt, từng bước đẩy lùi hủ tục lạc hậu này.

Đồng bào dân tộc Mông tại thôn Khe Sán, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên
Tình trạng tảo hôn khiến cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông tại thôn Khe Sán, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên còn nhiều khó khăn vất vả

Hệ thống chính trị vào cuộc

Nạn TH-HNCHT tập trung chủ yếu ở đồng bào người Mông, người Dao,... tại các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn. Đây là một trong những nguyên nhân, gây ra lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội tại vùng đồng bào DTTS.

Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho thấy, 5 năm trở lại đây, Yên Bái có gần 2.400 trường hợp tảo hôn, trong đó tảo hôn từ vợ là 1.536 người, chiếm gần 65% số người tảo hôn; hơn 90% số phụ nữ tảo hôn đều sinh con thứ 3 trở lên, phần lớn số phụ nữ này thuộc đối tượng hộ nghèo và chiếm tỷ lệ ly hôn cao.

Anh Giàng A Long, sinh năm 1997, dân tộc Mông, trưởng bản Háng Cơ Bua, xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải chia sẻ. Bản anh có 106 hộ dân, có 540 nhân khẩu, 73 hộ nghèo, còn lại là hộ cận nghèo, 100% là người Mông. Theo anh Long, tỷ lệ hộ nghèo cao như vậy có nhiều nguyên nhân, trong đó một phần cũng do hệ lụy của tảo hôn mà nên.

Anh Long chia sẻ, những năm trước đây tình trạng tảo hôn nhiều lắm, nhưng gần đây, nhờ được các cấp, các ngành tuyên truyền, người dân dần hiểu tác hại của TH-HNCHT, do đó số cặp TH-HNCHT đã giảm đáng kể. Năm 2021, thôn anh có 2 cặp tảo hôn; năm 2022 cũng có 2 cặp tảo hôn, cả vợ và chồng đều không đủ tuổi, học hết lớp 9 các cháu đã lấy vợ, lấy chồng; năm 2023 chưa phát hiện trường hợp nào.

A Long cho biết thêm, khi phát hiện các trường hợp chuẩn bị tảo hôn, các tổ chức đoàn thể thôn sẽ phối hợp với chính quyền xã đến từng gia đình tuyên truyền vận động, răn đe đây là hành vi trái pháp luật không được vi phạm. Nhưng do bố mẹ nhận thức còn hạn chế, không quản lý chặt chẽ con cái và do phong tục tập quán của người Mông nên họ vẫn cố tình vi phạm

“Hương ước, quy ước ở bản cũng nêu rõ, ai vi phạm sẽ phải nộp 1 triệu vào quỹ bản, đại đa số họ nộp luôn và ở xã cũng phạt 3 triệu. Mặc dù bị phạt tiền nhưng người dân vẫn cứ vi phạm, khó có thể ép được, mà muốn thay đổi thì chỉ có biện pháp tuyên truyền để họ nâng cao nhận thức”, anh Long nhấn mạnh.

Trước thực trạng nhức nhối của nạn TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái, năm 2021, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch hành động về tuyên truyền, vận động đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT và xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh.

Ông Vàng A Rùa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho biết, với quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tham mưu xây dựng Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2025; Phối hợp xây dựng Đề án “Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.

Tỉnh Yên Bái đã bố trí nhiều pano, ách phích tại nơi công cộng, dễ nhìn, dễ hiểu để người dân nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tỉnh Yên Bái đã bố trí nhiều pano, ách phích tại nơi công cộng, dễ nhìn, dễ hiểu để người dân nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Đặc biệt, thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh Yên Bái đã ban hành 3 kế hoạch thực hiện Đề án với mục đích: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung của Đề án; Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng TH-HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng dân số và ngồn nhân lực vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái đã vào cuộc và lấy địa bàn hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải làm trọng điểm, quyết liệt thực hiện các biện pháp đẩy lùi tệ nạn này. Đặc biệt là giao trách nhiệm người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phụ trách từng địa bàn cụ thể.

Những việc làm cụ thể

Ông Vàng A Rùa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho biết, nhằm đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái, UBND các huyện, thị xã trong triển khai thực hiện.

Năm 2021, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã phối hợp với UBND huyện Văn Yên thống nhất, lựa chọn nhân rộng 1 Mô hình tại xã Nà Hẩu; tổ chức 3 hội nghị cung cấp thông tin với nội dung tuyên truyền về tác hại, hậu quả, hệ lụy của TH-HNCHT cho 199 đại biểu là người dân sinh sống trên địa bàn 3 thôn trên địa bàn xã.

Lồng ghép các buổi họp thôn để tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đây là một hướng tuyên truyền hiệu quả, thu hút được đông đảo người dân tham gia
Lồng ghép các buổi họp thôn để tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đây là một hướng tuyên truyền hiệu quả, thu hút được đông đảo người dân tham gia

Phối hợp tổ chức 3 hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân cho 216 đại biểu là cán bộ phòng Dân tộc huyện, cán bộ xã, cán bộ chủ chốt thôn bản, Người có uy tín trong cộng đồng trên phạm vi một số xã huyện Văn Yên. Thực hiện các cuộc kiểm tra nắm tình hình trên địa bàn các xã, thôn bản xảy ra tình trạng tảo hôn và có nguy cơ cao.

Các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tăng cường tuyên truyền, vận động thành công một số trường hợp không cưới tảo hôn. Huyện Trạm Tấu vận động thành công 30 trường hợp; huyện Lục Yên vận động thành công 03 trường hợp.

Năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tổ chức 6 đoàn công tác kiểm tra, nắm tình hình trên địa bàn các xã thuộc các huyện Mù Cang Chải, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ nắm tình hình chung về kinh tế - xã hội, an ninh trật tự; trọng tâm là thu thập thông tin, đánh giá thực trạng TH-HNCHT. Qua đó cho thấy tình trạng TH-HNCHT có giảm xong vẫn tiềm ẩn nguy cơ tại vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống.

Tích cực phối hợp UBND các huyện chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, các xã thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân. Theo đó, huyện Văn Chấn tổ chức 12 buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với trên 500 lượt người tham gia; tổ chức cấp phát 4.000 tờ rơi tuyên truyền phòng chống TH-HNCHT cho người dân tại các thôn bản có trên 30% đồng bào DTTS sinh sống; xây dựng Mô hình thôn, bản vùng đồng bào DTTS không TH-HNCHT và không sinh con trước khi đăng ký kết hôn tại thôn Ba Cầu, xã Suối Bu. Từ sự chỉ đạo sát sao và triển khai các nội dung, đã góp phần làm giảm tình trạng tảo hôn trên địa bàn, năm 2022 giảm 52 trường hợp trường hợp so với năm 2021.

Cùng với đó, Ban Dân tộc đã triển khai lồng ghép tuyên truyền tại 3 Hội nghị tuyên truyền về công tác dân tộc và chính sách dân tộc cho 156 đại biểu là Bí thư, Phó bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận, trưởng thôn, bản, các tổ chức đoàn thể và một số hộ dân trên địa bàn một số xã của huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn và 5 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho 258 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tại huyện Văn Yên và Lục Yên.

Đặc biệt, năm 2023, thực hiện Tiểu dự án 2 về Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG 1719, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 1 chuyến tham quan học tập tại Cao Bằng, Hà Giang cho 55 đại biểu; 4 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho 221 đại biểu.

Có thể thấy, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với các giải pháp, việc làm cụ thể đã góp phần giảm thiểu TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái. Nhờ đó, năm 2021 toàn tỉnh có 119 trường hợp tảo hôn; năm 2022 giảm còn 57 trường hợp tảo hôn, còn 1 cặp hôn nhân cận huyết thống.

 Mặc dù tình trạng TH-HNCHT tuy có giảm qua các năm, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng, do đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm cộng đồng để sớm đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT vùng DTTS và miền núi tỉnh Yên Bái.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tín dụng chính sách làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS huyện Đăk Glei

Tín dụng chính sách làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS huyện Đăk Glei

Từ chỗ không dám vay vốn vì sợ không có điều kiện để trả nợ, giờ đây, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã thay đổi nếp nghĩ, mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Từ đó, xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, nâng cao thu nhập và vươn lên có cuộc sống ổn định.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 1 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.