Thôn Đăk Mế, xã Pờ Y (Ngọc Hội, Kon Tum) là địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Brâu – một trong 5 DTTS có dân số dưới 1.000 người, và là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư , nhưng hiện Đăk Mế vẫn còn thiếu nhiều công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt; ngoài ra một số công trình đã được đầu tư xây dựng, qua thời gian nay cũng đã xuống cấp, hư hỏng cần được nâng cấp, sửa chữa.
Tin tức -
Văn Hoa -
06:40, 27/11/2023 Nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục, nguồn nhân lực vùng DTTS, thời gian qua, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và đã được nhiều kết quả tích cực.
Dân tộc Chứt là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Với hàng loạt chính sách dân tộc mà Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai trong nhiều năm nay, đời sống đồng bào Chứt ở Quảng Bình, đang có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) triển khai, với nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ, nhất là đang tạo cơ hội để đồng bào Chứt giải quyết vấn đề sinh kế, để bứt phá vươn lên thoát nghèo.
Sức khỏe -
Công Minh -
11:26, 26/11/2023 Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá DTTS đặc sắc, thì việc xây dựng môi trường sống trong lành, không khói thuốc là một trong những giải pháp hiệu quả đang được nhiều địa phương tại Lai Châu áp dụng để phát triển du lịch bền vững.
Với đặc thù là địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống, thực tế cho thấy, mức sống của các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn thấp; trình độ dân trí chưa đồng đều; hơn nữa, quan niệm, tư tưởng coi trọng nam giới còn khá phổ biến; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và một số hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong một bộ phận đồng bào DTTS. Phụ nữ nông thôn, phụ nữ DTTS còn hạn chế về trình độ, kiến thức, bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, định kiến, quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Bình Phước đã sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giúp nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển kinh tế bền vững, vươn lên thoát nghèo.
Thời gian qua, các địa phương bằng nhiều giải pháp, hình thức cũng đã quan tâm, động viên các nghệ nhân ở lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Việc triển khai chính sách hỗ trợ nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dậy những người kế cận được triển khai, rất thiết thực, ý nghĩa, kịp thời động viên các nghệ nhân tiếp tục sống với sự đam mê và tận tâm với bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Ngày 21/11 vừa qua, tại tỉnh Lai Châu đã diễn ra Hội nghị biểu dương, tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu xuất sắc trong đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2023. Tại Hội nghị đã có 200 Người có uy tín tiêu biểu trên mọi lĩnh vực, đại diện cho 885 Người uy tín trong đồng bào các DTTS của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 -2023 được biểu dương. Họ đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lai Châu.
Vừa qua, tại Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), Tỉnh đoàn Quảng Nam phối hợp với Công đoàn các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh tổ chức Khai mạc Hội chợ trưng bày và kết nối tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tiêu biểu năm 2023.
Dân tộc Brâu là một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tập trung tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Từng đứng trước nguy cơ về sự tồn tại, dân tộc Brâu đã hồi sinh và từng ngày phát triển nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực và ý chí vươn lên của mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc Brâu. Để tiếp tục thúc đẩy các dân tộc rất ít người và dân tộc có khó khăn đặc thù phát triển, trong đó có dân tộc Brâu, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã xây dựng riêng Dự án 9, với nguồn lực lớn đầu tư toàn diện cho nhóm dân tộc này.
Vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị Biểu dương Người có uy tín lần thứ IV và gặp mặt lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh là người DTTS đã nghỉ hưu lần thứ 10, năm 2023.
Mới đây, Nhân dịp Tết Cơm mới của đồng bào, các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) đã tổ chức tặng 429 suất quà cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng gồm: Bánh, kẹo, bột canh, mỳ chính và nhu yếu phẩm khác.
Ngày 7/3/2018, Chính phủ đã phê duyệt huyện Như Xuân ra khỏi huyện nghèo giai đoạn 2018-2020. Đây được xem là dấu mốc quan trọng, khẳng định quyết tâm, sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc ở huyện Như Xuân.
Xác định nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào DTTS là bước đi quan trọng, góp phần quyết định sự thành công trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang tranh thủ thời gian và các nguồn lực ưu tiên thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS các xã đặc biệt khó khăn của huyện.
Tin tức -
Ngọc Thu -
05:10, 26/11/2023 Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã thành lập nhiều mô hình, câu lạc bộ bằng cách làm phù hợp với phụ nữ DTTS, đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Qua đó, thay đổi nhận thức phụ nữ DTTS, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, chủ động phòng, chống nạn buôn bán, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nỗ lực phối hợp các cấp chính quyền, các ngành liên quan thực hiện triển khai các mô hình, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, hỗ trợ chăm lo, bảo vệ, phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Chương trình, Kiên Giang gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Danh Phúc, Tỉnh ủy viên - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang.
Với tiềm năng lợi thế thổ nhưỡng phù hợp với cây lâm nghiệp, huyện vùng cao Ba Chẽ đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Ba Chẽ thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh, qua đó tạo sinh kế và thu nhập ổn định cho người dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn.
Media -
BDT -
17:00, 25/11/2023 Với lịch sử lâu đời về sử dụng cây dược liệu trong thực tiễn y tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, cây dược liệu ở Việt Nam là một kho tàng quý giá để tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hóa mỹ phẩm… Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền - Bộ Y tế, hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành Y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn/năm, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng ngành Dược liệu của nước ta vẫn đang trong giai đoạn non trẻ và còn nhiều khó khăn. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về: Phát triển kinh tế dược liệu tại vùng DTTS: Tiềm năng lớn nhưng nhiều thách thức.
Tin tức -
An Yên -
15:21, 25/11/2023 Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An năm 2023, thời gian qua, Ban dân tộc tỉnh Nghệ An đã chủ trì tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, phổ biến nhằm trang bị kiến thức về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật, phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong vùng đồng bào các DTTS,