Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nỗ lực phối hợp các cấp chính quyền, các ngành liên quan thực hiện triển khai các mô hình, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, hỗ trợ chăm lo, bảo vệ, phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Chương trình, Kiên Giang gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Danh Phúc, Tỉnh ủy viên - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang.
Với tiềm năng lợi thế thổ nhưỡng phù hợp với cây lâm nghiệp, huyện vùng cao Ba Chẽ đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Ba Chẽ thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh, qua đó tạo sinh kế và thu nhập ổn định cho người dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn.
Media -
BDT -
17:00, 25/11/2023 Với lịch sử lâu đời về sử dụng cây dược liệu trong thực tiễn y tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, cây dược liệu ở Việt Nam là một kho tàng quý giá để tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hóa mỹ phẩm… Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền - Bộ Y tế, hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành Y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn/năm, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng ngành Dược liệu của nước ta vẫn đang trong giai đoạn non trẻ và còn nhiều khó khăn. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về: Phát triển kinh tế dược liệu tại vùng DTTS: Tiềm năng lớn nhưng nhiều thách thức.
Tin tức -
An Yên -
15:21, 25/11/2023 Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An năm 2023, thời gian qua, Ban dân tộc tỉnh Nghệ An đã chủ trì tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, phổ biến nhằm trang bị kiến thức về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật, phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong vùng đồng bào các DTTS,
Triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS phát triển; góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo của đồng bào, chung tay góp sức để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin tức -
Văn Hoa -
11:12, 25/11/2023 Theo Kết luận số 955-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tại Hội nghị giao ban Chuyên đề quý III năm 2023 về “Tăng cường các giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025” nêu rõ, với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 và các nguồn vốn khác đã giúp tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh giảm bình quân 6,39%/năm.
Media -
BDT -
08:25, 25/11/2023 Đến vùng đất Kon Tum, ngoài tham quan cảnh đẹp thơ mộng của các ngôi làng truyền thống bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa, các đoàn du khách từ phía Bắc rất thích thú được tìm hiểu về các lễ hội đặc sắc của cộng đồng các DTTS tỉnh Kon Tum. Nhiều du khách rất ấn tượng với thanh âm của giai điệu cồng chiêng của đồng bào nơi đây. Sự hấp dẫn của du lịch Tây Nguyên, mà theo nhiều du khách đánh giá, sẽ không thể có được, nếu thiếu đi các giá trị văn hóa vốn rất phong phú, đặc sắc, khi đến vùng đất Bazan này.
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tổ chức 6 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng… cho 300 Người có uy tín.
Nhằm đưa rượu ghè truyền thống của địa phương thành sản phẩm hàng hóa cung ứng ra thị trường, chính quyền xã Hà Tây, huyện Chư Păh (Gia Lai) đã hỗ trợ ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” do chị Yet (làng Kon Pơ Nang) làm chủ. Qua đó, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân tham gia làm rượu ghè truyền thống.
Trong giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Hòa Bình có 1.276 Người có uy tín trong đồng bào DTTS được UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận. Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong các phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ an ninh trật tự; ngăn chặn hiệu quả các “điểm nóng” có thể xảy ra.
Thực hiện Tiểu dự án 2 Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình MTTQ 1719, tỉnh Bình Thuận được giao 7.229 triệu đồng nguồn vốn năm 2022 - 2023 để triển khai Dự án. Từ năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định giao vốn cho Ban Dân tộc và các địa phương triển khai thực hiện.
Trong những năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực triển khai, thực hiện các Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, nhờ đó, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Với mong muốn cải thiện đời sống, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, anh Đặng Văn Chính, dân tộc Dao, đã vượt qua mọi rào cản, thuyết phục được người dân tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cùng anh liên kết thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch, mở ra sinh kế mới đầy triển vọng cho đồng bào DTTS nơi đây.
Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, hàng trăm nghệ nhân đồng bào DTTS ở khắp buôn làng Tây Nguyên - chủ nhân của Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vẫn đang miệt mài gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa. Trong đó, có những nghệ nhân đã được Nhà nước công nhận; còn có rất nhiều người, trong tầng lớp Nhân dân cũng vì tình yêu, đam mê và niềm tự hào bản sắc văn hóa dân tộc...đang "thầm lặng" đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, để mạch nguồn văn hóa chảy mãi trong cộng đồng…
Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, là 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước. Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I, từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), với nhiều cách làm, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tập quán sản xuất của đồng bào DTTS nơi đây, đã góp phần nâng cao thu nhập; đồng thời tỷ lệ hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện giảm sâu, còn 12,08%.
Suốt gần 18 năm sau ngày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 05 tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đặc biệt, thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng nhiều làng du lịch cộng đồng, nhằm từng bước phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS nói chung và giá trị của văn hóa cồng chiêng nói riêng.
Dân tộc Gia Rai là một trong 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021, được thụ hưởng các dự án chính sách dân tộc tại Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, song để nâng cao chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án được đầu tư, các hộ đồng bào Gia Rai ở làng Yam, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, đã dồng lòng tự nguyện di dời vật kiến trúc, hiến đất làm đường, đóng góp kinh phí, cùng địa phương xây dựng thôn làng khang trang, sạch đẹp.
Nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp của Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước, chiều ngày 24/11, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Hội nghị “Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Glei” năm 2023.
Thể thao -
Tào Đạt - Thanh Nguyên -
05:17, 25/11/2023 Chiều 24/11, tại TP Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) đã diễn ra Lễ bế mạc Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số (DTTS) toàn quốc lần thứ XIII, khu vực I năm 2023.