Bằng tình nghề, tình thương yêu con trẻ, cô giáo Lò Thị Thầm (1992), dân tộc Thái, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học Cơ Sở (PTDTBT THCS) Sín Chải (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám lớp, bám trường gieo con chữ và khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh. Cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".
Đã 23 năm đứng trên bục giảng dạy bộ môn tiếng Anh, cô giáo Hoàng Thị Mến, giáo viên Trường THCS Phù Lưu, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, thay vì đi tìm công thức giống như toán học, cô Mến đã tìm ra phương pháp giảng dạy sáng tạo, khiến cho những tiết học của cô trở nên vui nhộn bởi những đạo cụ trợ giảng trực quan sinh động. “Để các em nhớ và ghim được vào đầu những từ tiếng Anh, tôi đã mang cả đồ vật từ nhà đi. Có lúc là cây cối, có lúc lại là chiếc ấm, cái chén... Nhiều khi các đồ vật tôi bày đầy cả bàn giáo viên, miễn sao để các em hiểu và nhớ bài...”. Cô Mến chia sẻ.
Gần 20 năm qua, bằng tâm huyết với sự nghiệp trồng người, cô giáo Dương Thị Bền (sinh năm 1982) dân tộc Tày, hiện là giáo viên môn Lịch sử - Địa lí, Trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang luôn nỗ lực, say mê nghiên cứu giảng dạy và có nhiều sáng kiến giữ gìn bản sắc văn hóa trong các hoạt động của nhà trường.
Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bấm đốt ngón tay đếm lại khoảng thời gian mình bám bản vùng sâu huyện Tu Mơ Rông: “Thấm thoắt cũng đã 23 năm rồi anh ạ!”. Ở dưới chân núi Ngọc Linh này, bà con các DTTS xem cô Vân như “người mẹ thứ hai” của nhiều thế hệ trẻ em dân tộc Xơ Đăng.
Ngay từ thời còn con gái, chị Húng Thị Luyến đã theo các bà, các mẹ học những câu dân ca Pà Thẻn. Tất cả phải tự nghe rồi thuộc bằng trí nhớ, tối về nằm lẩm nhẩm đọc, ghi vào một cuốn vở dày cộp. Gần đây, chị lọ mọ đi xe máy lên huyện ngồi nhờ máy tính của người thân để gõ văn bản lưu thành một file riêng. Chị bảo: “Có thế này thì không sợ con gián, con mối gặm mất trang vở, hao hụt cái chữ nữa. Mà tiện lắm! học trò có lúc đêm hôm cao hứng gọi hỏi đoạn này hát tiếp thế nào cô giáo ơi! Thế là mình dậy cầm cái điện thoại ấn 1 cái…. 2 giây sau là trò nhận được đầy đủ, nhớ bài ngay”. Hành trình làm cô giáo dạy hát dân ca của chị Húng Thị Luyến giản dị và đáng yêu như thế!
Cô giáo Lý Thị Ba, giáo viên môn Ngữ văn Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Khao Mang là người luôn hiểu, đồng cảm và hết lòng với học sinh.
Năm 2005, cô Nguyễn Thị Ngọc bỏ phồn hoa phố thị, mang theo tấm bằng Đại học chuyên ngành Ngoại ngữ ngược ngàn lên biên giới. Gần 20 năm sau, cô vẫn ở đó, cùng con em đồng bào dân tộc thiểu số miệt mài cùng con chữ. Cô được phụ huynh và học sinh gọi bằng cái tên thân thương là "cô giáo nói tiếng Tây".
Ngày 8/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức Họp báo Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023.
Giáo dục -
Trần Cao Anh -
10:55, 14/02/2023 Suốt 25 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh là người biết vượt lên tất cả khó khăn thường nhật, ngày đêm âm thầm “thắp lửa” nơi bản làng xa xôi, heo hút của vùng cao để “gieo con chữ”. Cô được người dân Bhnoong (Gié Triêng) ở vùng cao Phước Thành, xã Phước Sơn (Quảng Nam) yêu quý như người con của bản làng.
Kinh tế -
Phạm Tiến -
20:15, 19/07/2023 Là giáo viên Trường THPT A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế), công việc tương đối ổn định, nhưng cô giáo Hồ Thị Thu Hà, dân tộc Tà Ôi luôn trăn trở, tìm ra cách làm để góp phần vào bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Theo đó, khôi phục nghề dệt Zèng truyền thống của người Tà Ôi, là sự lựa chọn "khởi nghiệp" của cô giáo trẻ Hồ Thị Thu Hà.
Giáo dục -
Quỳnh Trâm – CTV -
06:38, 20/11/2022 Với mong muốn gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, bao năm qua cô giáo Hà Thị Khuyên, giáo viên môn Ngữ Văn Trường THPT Quan Sơn (Quan Sơn- Thanh Hóa) luôn nỗ lực tham gia sưu tầm, truyền dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái ở huyện vùng cao biên giới.
Vùng biên huyện Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum), 2 giờ sáng, núi rừng đang say giấc bỗng được đánh thức bởi tiếng xe máy chạy dọc các nẻo đường. Trong bộ đồ lao động lấm lem, đầu đội đèn pin, những công nhân cạo mủ cao su hối hả đến các điểm trường gửi con để bắt đầu ngày làm việc mới.
Giáo dục -
Quỳnh Trâm- Ngọc Thỏa -
09:14, 18/11/2022 Gần 14 năm, phải xoay sở nuôi chồng và con bị bệnh tâm thần, nhưng cô giáo Lữ Thị Thúy (dân tộc Thái) công tác tại trường Mầm non xã Tam Văn, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), vẫn kiên trì "bám trụ" với nghề nuôi dạy trẻ, bằng trách nhiệm tình yêu nghề sâu sắc. Cô Thúy được phụ huynh yêu quý và các trẻ xem là người mẹ hiền thứ hai.
Giáo dục -
Trương Hữu Thiêm -
09:45, 16/11/2022 Điều khiến chúng tôi không thể nào quên khi đến với vùng cao Điện Biên là những lớp học - những lớp học bám vào sườn núi như thể mọc ra từ lòng đất. Tre nứa đơn sơ, nắng mưa dầu dãi, những trang sách giáo khoa cũng bạc màu như đất và trên những gương mặt lấm láp của học trò, chúng tôi như đọc được những khát vọng lấp lánh, tinh khôi.
Giáo dục -
Tĩnh Xuyên -
19:42, 30/11/2021 Khi chúng tôi có mặt tại huyện nghèo Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Âu Văn Nghị tự hào nói: “Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được phát động rộng rãi trong ngành Giáo dục của huyện và có những kết quả tốt. Trong đó, cô giáo Liêng Hót Rô Tơ (dân tộc Cơ Ho) dạy học tại một vùng còn nhiều khó khăn trở thành tấm gương sáng là rất đáng quý và trân trọng….”
Nhiều thế hệ học sinh, giáo viên huyện Lục Yên ( Yên Bái) đều biết đến một giáo viên giàu nghị lực, vượt qua các khó khăn về thể chất, được ghi nhận là Nhà giáo Ưu tú. Đó là cô giáo Nông Thị Việt Nhung, giáo viên người dân tộc Tày, tận tụy cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp trồng người ở miền núi.
Đường vào xã Na Loi (Kỳ Sơn, Nghệ An) mùa này ngập trong sắc vàng của hoa dã quỳ. Có lẽ vì thế mà quãng đường rừng gập ghềnh, hiểm trở dài những 50km dường như ngắn lại. Tôi đã đi trên cung đường ấy đôi ba lần. Nhưng với nữ nhà giáo Lê Thị Hạnh, thì cô đã đi ngót 20 năm qua, để rồi khi xa lại nhớ và và nếu không còn dạy nữa, hẳn là sẽ day dứt khôn nguôi.
Media -
Lê Phương -
21:02, 20/12/2021 Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên việc đi học của em Y Son người đồng bào dân tộc Giẻ Triêng ở thôn Tà Pók, xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tưởng chừng như gián đoạn. Nhưng nhờ “Chương trình Nâng bước em đến trường” của Bộ đội Biên phòng tỉnh đã giúp cho Y Son tiếp tục được đến trường và viết tiếp ước mơ trở thành cô giáo dạy chữ cho con em đồng bào ở quê hương.
Từ nhỏ, Y Dung đã thấu hiểu được khó khăn, vất vả của bố mẹ khi quần quật làm nương rẫy từ sáng đến tối. Do đó, cô học trò cố gắng học thật chăm chỉ, để thực hiện mơ ước của mình là trở thành một giáo viên.
Giáo dục -
Thúy Hồng -
17:25, 20/11/2021 Điểm trường Phiêng Chầu 2, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), hiện ra trước mắt chúng tôi là một dãy nhà cấp 4 và một dãy nhà công vụ thưng ván gỗ, nằm quần tụ giữa lưng chừng núi. Ở nơi xa xôi, heo hút, khí hậu lạnh lẽo này, hàng ngày luôn có hơi ấm của các cô giáo “cắm bản” miệt mài ươm mầm con chữ cho các em học sinh DTTS...