Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phụ nữ DTTS bước vào “sân chơi” khởi nghiệp: Cô giáo "lấn sân" sáng lập HTX dệt Zèng (Bài 2)

Phạm Tiến - 20:15, 19/07/2023

Là giáo viên Trường THPT A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế), công việc tương đối ổn định, nhưng cô giáo Hồ Thị Thu Hà, dân tộc Tà Ôi luôn trăn trở, tìm ra cách làm để góp phần vào bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Theo đó, khôi phục nghề dệt Zèng truyền thống của người Tà Ôi, là sự lựa chọn "khởi nghiệp" của cô giáo trẻ Hồ Thị Thu Hà.

Phụ nữ DTTS bước vào “sân chơi” khởi nghiệp, Bài 2: Từ cô giáo đến người sáng lập HTX dệt Zèng
Cô Hồ Thị Thu Hà nói về sản phẩm dệt Zèng của HTX

Nặng lòng với bảo tồn văn hóa truyền thống 

Nghề dệt Zèng truyền thống của đồng bào Tà Ôi đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thời hiện đại, nhiều mặt hàng phục vụ cuộc sống hàng ngày đã được sản xuất công nghiệp, trong đó, trang phục cũng không phải là ngoại lệ.

Đó là quy luật, thế nhưng điều này vô hình chung đẩy các làng nghề truyền thống rơi vào cảnh bế tắc, thậm chí là mất nghề. Dệt Zèng cũng cùng chung số phận. Là người con dân tộc Tà Ôi, hơn ai hết cô Hà thấu hiểu, tương lai nếu không hành động, rất có thể nghề dệt Zèng sẽ mai một, thất truyền.

Tốt nghiệp Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Huế năm 2003, cô giáo Hồ Thị Thu Hà trở lại quê hương A Lưới gieo chữ trồng người. Làm việc trong môi trường giáo dục, cô Hà có điều kiện tham gia các hội thảo về sáng tạo khởi nghiệp; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống; du lịch… Điều này, cũng như chất xúc tác làm cho cái duyên giữa cô giáo và nghề dệt Zèn thêm nặng.

Trăn trở là vậy nhưng để bảo tồn, phát huy nghề dệt Zèng truyền thống của đồng bào, là cả một chặng đường đầy gian nan. Nào là phải tập hợp được những nghệ nhân, những người thợ có tay nghề cao. Rồi tìm được đầu mối để tiêu thụ sản phẩm làm ra, bảo đảm được ngày công và thu nhập cho người lao động. 

Những trăn trở, khó khăn ban đầu đó, nhiều lúc tưởng như đã vùi lấp ấp ủ khát khao khởi nghiệp của cô giáo Hà. Nhưng rồi như cái duyên tiền định với dệt Zèng, những trăn trở đó đã đủ lớn để cô giáo dân tộc Tà Ôi  lên phương án  thành lập Hợp tác xã (HTX) dệt Zèng.

Phụ nữ DTTS bước vào “sân chơi” khởi nghiệp, Bài 2: Từ cô giáo đến người sáng lập HTX dệt Zèng 1
Nhiều nghệ nhân, thợ dệt Zèng lành nghề được chiêu mộ về HTX để làm việc

Cái may mắn với cô Hà, là khi đưa ra kế hoạch thành lập HTX được người thân, chính quyền địa phương đồng thuận. Phần vốn đã được các thành viên trong gia đình thống nhất cùng cô Hà xoay xở “vừa hành quân vừa tập luyện”. Về phía chính quyền địa phương, vận dụng tối đã các chính sách như Đề án Cố đô khởi nghiệp của UBND tỉnh; Nguồn hỗ trợ đặc thù để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS…

Chắp cánh cho nghề dệt Zèng vươn xa

Ngày 15/11/2019, HTX sản xuất và phân phối thổ cẩm A Lưới chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Ban đầu có sự tham gia của 12 thành viên và 15 cộng tác viên đến từ các xã A Ngo, A Đớt, A Roàng (huyện A Lưới).

Cũng như ý tưởng hoài bão ban đầu, muốn sản phẩm dệt Zèng truyền thống không chỉ tiêu thụ tại địa phương, mà còn đến với thời trang hiện đại. Hướng tới mục tiêu vươn ra nhiều địa phương trên cả nước và thế giới nên những khó khăn ban đầu, nhất là vấn đề kinh phí, điểm trưng bày, giới thiệu bán hàng, kết nối tiêu thụ sản phẩm… đã được cô Hà từng bước tháo gỡ.

Phụ nữ DTTS bước vào “sân chơi” khởi nghiệp, Bài 2: Từ cô giáo đến người sáng lập HTX dệt Zèng 2
Thợ dệt Zèng kế cận đã được truyền nghề thành thạo

Về nguồn nhân lực, HTX đã tìm kiếm và tập hợp nhiều nghệ nhân, thợ lành nghề ở A Lưới về làm việc. Đây là đội ngũ trực tiếp sản xuất những mã hàng có yêu cầu cao và đào tạo cho những học viên mới. Bên cạnh đó, HTX kết hợp với nhiều học sinh DTTS  trên địa bàn huyện A Lưới ra trường, không có việc làm nhận hàng về nhà làm thành phẩm. Với cách làm sáng tạo, nhân lực phục vụ cho nghề dệt Zèng đã từng bước được giải quyết. Thù lao được HTX trả cho các cộng tác viên là 100.000 đồng/ngày, các thành viên là 200.000 đồng/ngày.

Khâu sản xuất đi vào ổn định, HTX bắt đầu chú trọng vào các việc đầu tư nhà xưởng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Đến nay, HTX có đã mở quầy bán hàng tại xã A Ngo với diện tích 30 m2, một cơ sở dệt 100 m2 với 10 công nhân dệt, 1 cơ sở may trang phục với 5 công nhân, cùng với 15 hộ liên kết dệt và sản xuất hàng lưu niệm, trang sức, phụ kiện...

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, cô Hà và HTX đã kết nối và duy trì hàng loạt bạn hàng ở Huế, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để đưa sản phẩm dệt Zèng bay xa. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thị hiếu của thị trường, HTX sản xuất và phân phối thổ cẩm A Lưới cũng đầu tư vào cải tiến mẫu mã. Trong đó, có nhiều mẫu mã mang tính hiện đại phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Phụ nữ DTTS bước vào “sân chơi” khởi nghiệp, Bài 2: Từ cô giáo đến người sáng lập HTX dệt Zèng 3
Hiện HTX đã có nhiều bạn hàng ở Tp. Huế, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác trên địa bàn cả nước

Tại địa phương A Lưới, để đồng hành với cô Hà trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt Zèng, nhiều trường học ở A Lưới đã đưa trang phục truyền thống vào trường học. Chủ trương này được thầy cô giáo và các em học sinh hưởng ứng tích cực, vừa tạo nét đẹp văn hóa học đường, vừa góp phần bảo tồn, gìn giữ nghề dệt Zèng truyền thống của đồng bào Tà Ôi”. 

Vui hơn, đầu năm 2020, cô giáo Hồ Thị Thu Hà cùng với đồng nghiệp hướng dẫn học sinh Trường THPT A Lưới thực hiện đề tài “Bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng hướng đến phát triển du lịch về nguồn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài đã đạt giải Nhì tại cuộc thi Sáng tạo Khoa học và kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh, năm học 2019 - 2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

“Hiện tại, HTX đã tạo được 20 mẫu sản phẩm lưu niệm có gắn kết vải zèng và hoa văn cườm: Mũ nam nữ, cài, kẹp tóc, hoa tai, cà vạt, thắt lưng, túi xách nam nữ, khăn quàng cổ, búp bê, huy hiệu, ví điện thoại, dây đồng hồ, tranh thư pháp, áo dài, nơ, dây thun cột tóc, ba lô, vòng tay. Từ đây, sẽ tạo ra hướng phát triển mới của nghề dệt Zèng", cô Hồ Thị Thu Hà phấn khởi thông tin với chúng tôi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.
Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc Thanh tra toàn diện Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam. Thời gian làm việc là 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định Thanh tra.
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Sức khỏe - Minh Thu - 7 giờ trước
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.
Như Thanh (Thanh Hóa): Người có uy tín xứng đáng là “điểm tựa của bản làng”

Như Thanh (Thanh Hóa): Người có uy tín xứng đáng là “điểm tựa của bản làng”

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 10 giờ trước
Ở địa phương, đội ngũ Người có uy tín được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc...; Theo đó, những năm qua, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) luôn chú trọng triển khai đầy đủ các chính sách chăm lo, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào DTTS.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.