Thời gian qua, thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp thêm nguồn lực để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Việc đầu tư, hỗ trợ được thực hiện qua các dự án về xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các lớp dạy hát then - đàn tính, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, tạo điều kiện để văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống hiện đại.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2341/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Lự, một trong những dân tộc thiểu số rất ít người.
Với lợi thế về phong cảnh miền núi nên thơ, hoang sơ cùng nhiều nét văn hóa truyền thống đa dạng, giàu bản sắc, thời gian qua, Quảng Ninh đã chú trọng dành nhiều nguồn lực từ các chương trình, đề án để thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn gắn với phát triển du lịch mang lại nhiều hiệu quả, dấu ấn riêng.
Nhiều năm qua, ông Bàn Văn Đức, sinh năm 1967, dân tộc Dao ở tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) đã miệt mài lưu giữ, truyền dạy chữ nôm Dao và các phong tục tập quán văn hóa dân tộc Dao, chỉ với mong muốn giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc mình.
Trong thời gian qua tỉnh Hậu Giang đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào DTTS. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã tiếp thêm nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Khmer nói riêng gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Ngọc Thu -
16:57, 14/07/2023 Hiện nay, ngoài số nghệ nhân được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong các buôn, bản, phum, sóc vẫn còn hàng ngàn nghệ nhân tâm huyết đang cố gắng bảo tồn, lưu giữ, phục dựng, truyền dạy và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Mặc dù chưa được Nhà nước công nhận là nghệ nhân, nhưng họ vẫn miệt mài cống hiến.
Những năm qua, bằng nhiều giải pháp, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS. Trong đó, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng thiết thế văn hóa ở cơ sở để chính chủ thể các di sản văn hóa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, của việc tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Ngọc Thu -
10:17, 17/07/2023 Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), các địa phương đang bắt tay vào việc xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận. Nguồn lực từ chính sách có ý nghĩa, là động lực để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ nghệ nhân đối với công tác bảo tồn, lan tỏa giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc.
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) huyện vùng cao Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, kiến thức cho các tâng lớp cán bộ, Nhân dân về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Mới đây, CLB dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê buôn Drai Hling (xã Hòa Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) được thành lập gồm 12 thành viên là phụ nữ của ba buôn trong xã. Đây là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030,
Được Nhân dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín suốt nhiều năm qua, lời nói của ông Y Đeh Ayun ở buôn Phơng, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk luôn có sức ảnh hưởng và tác động mạnh đến bà con trong buôn. Qua đó, góp phần không nhỏ trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, vận động Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Đồng bào dân tộc Khmer sinh sống ở tỉnh Kiên Giang, có tỉ lệ dân số đông thứ 3 trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Những năm gần đây, để phát huy, khai thác hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, tỉnh Kiên Giang đã triển khai nhiều giải pháp, với cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân quan tâm đầu tư, bảo tồn và khai thác trong lĩnh vực này.
Người có uy tín luôn có vai trò đặc biệt trong đời sống của đồng bào DTTS. Không chỉ là cầu nối của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, Người có uy tín trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh.
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định 3404/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”.
“Bây giờ thanh thiếu niên ở Kon H’rinh đã biết yêu văn hóa dân tộc mình, có ý thức học hỏi để giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Kon H’Rinh đã có đội chiêng, đội múa trẻ, nhiều thanh thiếu niên biết chơi nhạc cụ truyền thống”. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của những nghệ nhân tâm huyết, giới chuyên môn và những người yêu văn hóa Xơ Đăng khi về Kon H’rinh, xã Ea Đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, là nơi tập trung sinh sống của đồng bào DTTS. Mỗi dân tộc đều có vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là Đề án Bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn Quảng Ngãi, các cấp, ngành, địa phương cùng người dân vùng cao đang nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc mình, để không bị mai một.
Huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) là nơi cư trú lâu đời của nhiều DTTS như Chăm, Ba Na và số ít các dân tộc Thái, Mường… ở miền Bắc di cư vào. Trong đời sống sinh hoạt, các DTTS trên địa bàn vẫn duy trì được các hoạt động văn hóa, nhất là các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, các nghề thủ công truyền thống..., qua đó góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Để tiếng cồng, tiếng chiêng, sắc màu trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS không bị mai một, nhiều năm nay, các cấp chính quyền ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) luôn phát huy vai trò của các già làng, Người có uy tín trong công tác bảo tồn văn hóa dân tộc.
Xã hội -
Văn Hoa -
19:11, 15/10/2022 Sáng 15/10, tại Hà Nội, đã diễn ra Chương trình khởi động chặng 8 “Những bước chân về cộng đồng”. Chương trình được khởi động đồng loạt tại 63 tỉnh, thành phố. Đây là một trong các hoạt động thiết thực, ý nghĩa của các cấp bộ Hội, hội viên, thanh niên cả nước chào mừng 66 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2022).
Hiện nay, công tác bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS đang ngày càng gặt hái được nhiều thành quả, bỡi lẽ, mỗi người dân, cộng đồng đã tự ý thức gìn giữ và từng bước làm giàu từ vốn văn hóa truyền thống quý báu của mình.