Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Già làng, Người có uy tín với trách nhiệm bảo tồn văn hóa truyền thống

Tiêu Dao - 15:02, 13/03/2023

Để tiếng cồng, tiếng chiêng, sắc màu trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS không bị mai một, nhiều năm nay, các cấp chính quyền ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) luôn phát huy vai trò của các già làng, Người có uy tín trong công tác bảo tồn văn hóa dân tộc.

Đồng bào Ca Dong xã Trà Dơn, huyện Nam Trà Mi tập luyện cồng chiêng
Đồng bào Ca Dong xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My cùng nhau tập luyện cách đánh cồng chiêng

Thổn thức với xưa cũ

Già Nguyễn Thanh Phương - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Trà Mai, già làng người Ca Dong có uy tín và hiểu biết nhiều về tập tục của đồng bào mình. Trong ký ức của già Phương, xã Trà Don những năm 1997 trở về trước, khi chưa tách ra khỏi xã Trà Mai có các ngôi làng của đồng bào nằm biệt lập với nhau. Làng nhiều dân cư nhất có đến 30 hộ. Những người Ca Dong xưa sống chung trong một căn nhà dài tựa như đoàn tàu, dù không phải là dòng họ hay cùng huyết thống. Mỗi làng là một căn nhà như thế, không vách ngăn, chỉ có những bếp lửa đánh dấu không gian của từng gia đình.

Già Phương cho biết, già đã chứng kiến biết bao đổi thay, thăng trầm của người Ca Dong. Ngày xưa, người Ca Dong chỉ biết làm nương, làm rẫy, làm ra hạt lúa, củ sắn để chia nhau ăn, bà con chung tay xây nhà, dựng làng, cùng nhau trồng trọt, săn bắt, quây quần nhảy múa vào các dịp Tết Máng nước, đâm trâu huê. 

Già Phương còn say sưa kể lại những câu chuyện về văn hóa người Ca Dong, những ngôi nhà bề thế của người giàu có, những ché rượu cần cất trong gian buồng cúng, nghi thức chôn hạt gạo chọn đất dựng làng hay những hội trâu huê xuyên đêm… Trong lúc say mê kể chuyện, thi thoảng già Phương lại thức tỉnh chúng tôi với lời nhắc: “Cái đó là ngày xưa thôi!”.

Khi nghe địa phương đang tìm cách khôi phục lại trang phục truyền thống của người dân, già Phương không giấu được niềm vui mừng. Năm 2021, một hội thảo mang tên “Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc” đã được UBND huyện Nam Trà My tổ chức tại các xã, nhằm lấy ý kiến tham vấn của các vị già làng, Người có uy tín trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, UBND huyện thực hiện Đề án khôi phục lại trang phục, trang sức truyền thống của cộng đồng người Xơ Đăng, Ca Dong, Bhnong.

Già Nguyễn Thành Tiêu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc” tổ chức tại xã Trà Leng.
Già làng Nguyễn Thành Tiêu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc” tổ chức tại xã Trà Leng.

Tại cuộc hội thảo này, già làng Nguyễn Thành Tiêu ở xã Trà Leng đã có những đóng góp hết sức có giá trị. Theo già Tiêu, việc phục dựng lại trang phục của người Bhnong không thể không thêm họa tiết, hình ảnh lá quế vào trong trang phục. Già Tiêu giải thích: Đối với cộng đồng người Bhnong sống tại Trà Leng, cây quế gắn bó từ lâu đời. Nhờ có cây quế mà bà con có được cuộc sống ấm no, dựng được nhà, sắm trâu bò, mua được chiêng, la…. Muốn trang phục truyền thống được khôi phục bài bản và gắn liền với đời sống của người dân thì nghề dệt thổ cẩm truyền thống cũng cần được quan tâm.

Giữ gìn và phát triển

Cùng niềm trăn trở ấy, già làng Y Xia (thôn 1, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My) thì bảo, cồng chiêng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người Ca Dong, vì nó thể hiện được bản sắc văn hóa, cũng như đời sống tâm linh của đồng bào. Mỗi năm cồng chiêng chỉ được đánh 2 lần vào dịp lúa mới và tỉa hạt, nhà có điều kiện hơn thì đánh tại rẫy quế để chào đón thần linh phù hộ mùa màng. Ở những làng xa, chiêng còn được mang ra để giao duyên, thể hiện tình cảm của các chàng trai đối với cô gái mà họ để ý. Còn lại nếu không có dịp gì đặc biệt thì cồng chiêng được treo, thờ ở trong nhà.

Bà con Ca Dong luyện tập cồng chiêng để lập lễ cúng Jàng.
Một buổi tập luyện cồng chiêng của đồng bào Ca Dong để chuẩn bị cho lập lễ cúng Jàng.

Theo ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch UBND xã Trà Dơn cho biết, hiện nay xã đã triển khai quyết liệt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Ca Dong ở xã Trà Dơn. Ở cấp huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Trà Mi cũng thường xuyên quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện công tác bảo tồn văn hóa các DTTS nói chung, cồng chiêng nói riêng. Từ việc lấy ý kiến của già làng, Người có uy tín làm cơ sở, trang phục của mỗi cộng đồng sẽ được phục dựng trên tinh thần dân chủ, sát với lịch sử và đời sống của người dân.

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng các dân tộc trên địa bàn huyện Nam Trà My, năm 2021, huyện đã nghiệm thu và bàn giao 2 bộ cồng chiêng cho các xã Trà Linh và Trà Leng, với kinh phí gần 189 triệu đồng. Mỗi bộ gồm 6 chiếc chiêng và 1 chiếc trống, tổng giá trị 2 bộ chiêng là 166 triệu đồng. Đây là năm thứ 2, huyện Nam Trà My triển khai việc bàn giao cồng chiêng cho các xã. Đặc biệt, việc bàn giao cồng chiêng kịp thời đã giúp các xã tổ chức tập luyện để tham gia các lễ hội.

Huyện Nam Trà Mỹ đã nghiệm thu và bàn giao 2 bộ cồng chiêng cho các xã Trà Linh và Trà Leng với kinh phí 166 triệu đồng.
Huyện Nam Trà My đã nghiệm thu và bàn giao 2 bộ cồng chiêng hỗ trợ cho các xã Trà Linh và Trà Leng, với kinh phí 166 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, việc tìm cách khôi phục lại cồng chiêng, cũng như trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện là việc làm cấp bách, nhằm bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể lâu đời của bà con.

Theo đó, UBND huyện cũng đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 22/10/2021 về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng các dân tộc trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, giao Phòng Văn hóa Thông tin huyện chủ trì phối hợp các xã tổ chức mở lớp dạy cồng chiêng cho nhân dân trên địa bàn, đến nay, đã hoàn thành việc giảng dạy tại 2 xã Trà Dơn, Trà Don.

Việc tổ chức các lớp dạy đánh cồng chiêng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn giá trị nghệ thuật của cồng chiêng, giúp đồng bào, đặc biệt là các bạn trẻ giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Từng bước khôi phục văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng các DTTS trên địa bàn huyện Nam Trà My. 

"Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục cân đối ngân sách, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của địa phương, nhất là nguồn từ Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 để phân bổ cho các xã. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú trọng đưa văn hóa cồng chiêng vào trường học để thể hệ trẻ tiếp cận sớm, không bỏ quên văn hóa truyền thống của đồng bào mình”, ông Nguyễn Thế Phước cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 7 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 14 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 14 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 14 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 14 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 15 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 15 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 15 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.