Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam: Phục dựng Lễ cúng máng nước của đồng bào Ca Dong

Thúy Hằng - 17:29, 30/12/2022

Ngày 29/12, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức phục dựng Lễ cúng máng nước của đồng bào Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng). Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Ca Dong, bởi đồng bào rất coi trọng nguồn nước, xem nước là mạch nguồn của sự sống.

Các thanh niên trai tráng trong làng được huy động dựng cây nêu chuẩn bị cho Lễ cúng máng nước
Các thanh niên trai tráng trong làng được huy động dựng cây nêu chuẩn bị cho Lễ cúng máng nước

Lễ hội được tổ chức tại Làng Lê, thuộc xã Trà Don, huyện Nam Trà My - nơi cộng đồng người Ca Dong sinh sống lâu đời và còn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Lễ cúng máng nước hay còn gọi là Tết máng nước thường được người Ca Dong tổ chức vào những ngày đầu năm mới, sau khi kết thúc lễ hội ăn trâu, vì theo quan niệm của đồng bào thì vào mùa này, nguồn nước trong rừng sẽ trong lành, mát mẻ. Phong tục này xưa kia được tổ chức thường niên ở tất cả các làng, nóc. Xuyên suốt lễ hội là nghi lễ cúng đất trời, thần linh tại đầu nguồn nước, chân cây nêu và nhà già làng.

Theo già làng Hồ Văn Ba, để chuẩn bị cho Tết cúng máng nước thì già làng sẽ triệu tập những thanh niên trai tráng trong làng giao nhiệm vụ làm cây nêu, phát dọn lối đi sạch sẽ vào khu vực dòng suối lấy nước. Nguồn nước mà dân làng lấy về sử dụng thường ở trong khu rừng già và cách biệt những khu rừng ma. Mỗi làng cũng sẽ chuẩn bị hai con gà trống và một con heo để tế lễ.

Sau nghi thức tế thần linh, các trai tráng sẽ đặt máng nước dẫn nguồn nước về làng
Sau nghi thức tế thần linh, các trai tráng sẽ đặt máng nước dẫn nguồn nước về làng

Sau khi cây nêu dựng xong, tất cả đàn ông trong làng sẽ mang lễ vật vào địa điểm lấy nước trên dòng suối. Khi già làng thực hiện xong nghi lễ tế thần, từng hộ gia đình sẽ dùng một ống nứa rừng múc nguồn nước dưới suối đã được hòa với tiết gà, tiết heo mang về nhà nhóm bếp nấu cơm. Các thanh niên trong làng sẽ đặt ống dẫn nước xuống khe suối để đưa nước về làng.

“Khi cúng xong, người dân trong làng phải hứa với thần linh luôn sống thẳng thắn, trung thực, không được làm chuyện xấu. Nếu vi phạm lệ làng sẽ bị phạt nộp heo, gà… Nhờ đó mà Tết máng nước là một trong những phong tục giúp cho dân làng chúng tôi sống đoàn kết, hòa thuận, luôn hướng đến những việc tốt đẹp”, già làng Ba chia sẻ.

Sau khi thực hiện xong các nghi lễ cúng máng nước, cả làng sẽ mở hội ăn mừng nguồn nước mới. Tất cả các hộ dân trong làng đều nấu rượu cần, cơm lam để đãi khách. Nhà này sẽ đến thăm nhà khác, nóc này đến thăm nóc khác để cùng uống rượu cần, ăn thịt và chúc phúc cho nhau. Nhiều nóc còn tưng bừng tổ chức đánh cồng chiêng, hát dân ca suốt thời gian diễn ra phần hội để tăng thêm không khí rộn ràng của Tết máng nước. Những hộ gia đình khá giả còn dự trữ thịt sấy giàn bếp hoặc mổ gà, heo để ăn mừng Tết máng nước.

Các thanh niên trai tráng trong làng được huy động dựng cây nêu chuẩn bị cho Lễ cúng máng nước
Các thanh niên trai tráng trong làng được huy động dựng cây nêu chuẩn bị cho Lễ cúng máng nước

Theo các già làng, nghi thức tổ chức Tết máng nước ở một số vùng của huyện Nam Trà My vẫn được bà con tổ chức thường xuyên hàng năm, nghi lễ vẫn còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, tại Làng Lê, thuộc xã Trà Don, Lễ cúng máng nước đã bị mai một ít nhiều, vì vậy việc phục dựng lại Tết máng nước nhằm để người Ca Dong nâng bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa tiêu biểu của cha ông mình như múa cồng chiêng, hát ting ting, hát ru…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Tin tức - Thiên An - 6 phút trước
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tổng vốn dự án là 214,98 tỷ đồng.
Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Vừa qua, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện năm 2023. Tham dự có 270 học viên của 12 xã thuộc diện được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín với cộng đồng - Chiến Khu - 1 giờ trước
Ông Chau Che ở khóm Xuân Hòa, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang là Người có uy tín được đồng bào Khmer suy tôn là “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 1 giờ trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương