Có chữ viết, người Ca Dong không chỉ lưu giữ kho tàng văn hóa vô cùng phong phú của mình bằng văn bản, mà còn chuyển tải những thành tựu khoa học của nhân loại đến với dân tộc mình một cách nhanh nhất. Người mày mò nghiên cứu từng âm tiết, âm vị sao cho phù hợp để tạo ra bộ chữ viết ấy là anh Đinh Xuân Bình, 43 tuổi, một người con Ca Dong ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.
Khiên là loại công cụ che đỡ, phòng vệ rất hữu ích của đồng bào Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thuở xưa. Từ xa xưa, khiên đã trở thành biểu tượng cho tinh thần bảo vệ thôn, làng của các chàng trai Ca Dong dũng cảm. Khiên còn được người Ca Dong sử dụng như đạo cụ tham gia những điệu múa cồng chiêng của nam nữ trong các lễ hội truyền thống.
Gần 10 năm nay, chị Hồ Thị Mười, người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), chủ cơ sở kinh doanh dược liệu, nông sản Mười Cường ở xã Trà Mai, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã lặn lội đến từng nhà để thu mua nông sản, dược liệu của bà con, rồi mày mò chế biến tìm đầu ra cho sản phẩm; nhờ đó mà nhiều hộ đồng bào DTTS nơi đây có thêm thu nhập, thoát nghèo. Chị cũng là một trong những đại biểu tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam được tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020.
Sau hơn một năm sưu tầm, phục hồi, phục dựng trang phục, trang sức, dựa trên cơ sở đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, nghệ nhân, già làng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã ra mắt bộ trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Ông Đinh Văn Niên (80 tuổi) ở thôn 6, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) là một trong những Người có uy tín được đồng bào Ca Dong (nhóm địa phương của dân tộc Xơ-đăng) nể trọng.
Làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum có một thời chìm trong đói nghèo, lạc hậu. Nhưng những năm gần đây, Đăk Mế đã có một cuộc “lột xác”kỳ diệu. Sự đổi thay này của Đăk Mế không thể không kể đến những đóng góp của trưởng thôn Thao Lợi.
Ngày 29/12, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức phục dựng Lễ cúng máng nước của đồng bào Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng). Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Ca Dong, bởi đồng bào rất coi trọng nguồn nước, xem nước là mạch nguồn của sự sống.
Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi với 3 dân tộc thiểu số Hrê, Cor, Ca dong, sống chủ yếu ở các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Tây Trà và Minh Long. Những năm qua, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây luôn đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, đáng mừng là vẫn có những người con của buôn làng nặng lòng với việc lưu giữ giá trị truyền thống của dân tộc mình.