Xã hội -
Bùi Chiến -
18:06, 30/06/2022 Những năm trước đây, xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu còn bộn bề khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, an ninh trật tự tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Nhưng giờ đây đã khác, sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, văn hóa xã hội ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao mọi mặt. An ninh trật tự được đảm bảo. Bà con dân bản nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Sau 7 năm thành lập, khu tái định cư (TĐC), giãn dân làng Đăk Krăk (xã Hòa Bình, TP. Kon Tum) đã có sự thay đổi đáng kể. Không còn hình ảnh về vùng đất khô cằn, hoang sơ ngày nào, mà đã “thay da đổi thịt”, trở thành một khu dân cư xanh, sạch đẹp, cuộc sống người dân đã ổn định và đang có những bước phát triển mới.
Từ một thị xã nghèo, nhiều khó khăn, nhưng sau 30 năm tỉnh Ninh Thuận được tái lập, và 15 năm chính thực là thành phố thuộc tỉnh, đến nay Phan Rang - Tháp Chàm đã trở thành đô thị loại II khang trang, văn minh, hiện đại; trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, đầu tàu kinh tế của tỉnh.
Phóng sự -
Trọng Bảo -
16:44, 23/04/2022 Những ngày đầu tháng 4, tôi có dịp trở lại Mã Yên Sơn, con đèo lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Mã Yên Sơn như chiếc yên ngựa, vắt qua dãy núi Con Voi hiểm trở, xưa in dấu bước chân những đoàn dân công trùng điệp thồ gạo, tải đạn làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, nay đang xanh rừng và sáng bừng ánh điện xây dựng nông thôn mới.
Xã hội -
Ngọc Thu -
15:43, 16/02/2022 Năm 2022 là năm thứ 3, thôn làng Bui, xóm Mới, xã Ia Ka,huyện Chư Păh người dân được sống với cuộc sống văn minh từ ánh sáng điện. Do vậy, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, giờ đây, bà con phấn khởi, yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống, xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.
Phóng sự -
Trọng Bảo -
17:02, 07/02/2022 Những ngày cuối năm, vượt qua các cung đường với bạt ngàn hoa đào, hoa mận đang khoe sắc, chúng tôi lên thôn Láo Vàng, là thôn xa nhất của xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (Lào Cai) nhưng được chính quyền địa phương đánh giá là thôn khá nhất, giàu nhất của xã.
Nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi có cột mốc và Cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào, xã La Dêê, huyện Nam Giang (Quảng Nam) với hơn 99% dân số là đồng bào các dân tộc. Dù còn bộn bề khó khăn nhưng cuộc sống nơi đây đang từng bước đổi thay, đã bớt khổ, bớt nghèo.
Huyện miền núi Bác Ái (Ninh Thuận) là địa phương có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Raglay sinh sống. Với sự quan tâm, đầu tư về cơ sở hạ tầng, giao thông, huy động nhiều nguồn lực để phát triển, hiện nay Bác Ái đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được nâng cao, kết quả xóa đói, giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Media -
BDT -
16:06, 24/11/2021 Trên những bản làng của Tây Nguyên, đời sống đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào giáo dân nói riêng ngày càng ấm no, hạnh phúc; người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc và sống tốt đời đẹp đạo.
Minh Long là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, có gần 70% dân số là đồng bào DTTS sinh sống. Những năm qua, nhờ vào sự quan tâm của các cấp chính quyền, đời sống của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao.
Sau 5 năm thực hiện các chương trình, dự án của Nhà nước đầu tư cho vùng DTTS và miền núi, huyện Long Phú (Sóc Trăng) đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào. Từ đó từng bước nâng cao đời sống cho người dân, diện mạo các phum sóc, xóm ấp ngày càng khởi sắc.
Kinh tế -
Nguyễn Đình Phục -
12:06, 21/09/2021 Từ tượng đài chiến thắng Khe Sanh, theo đường Hồ Chí Minh về phía Bắc, chúng tôi vượt hơn 65 km đường đèo dốc trở lại với xã Hướng Lập, một trong 11 xã biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Trong câu chuyện với cán bộ xã và nhiều hộ dân nơi đây, chúng tôi cảm nhận được sự chuyển mình đổi thay mạnh mẽ của một xã vùng cao biên giới.
Bốn xã vùng cao, biên giới của Tây Giang (Quảng Nam) giáp với nước bạn Lào trước kia thường được gọi là Khu 7. Trong tâm trí nhiều người đó là vùng biên viễn, nghèo khó. Nhưng giờ đây trên vòng cung biên thùy ấy, đồng bào Cơ Tu trong 4 xã gồm Tr'Hy, Gary, Ch'Ơm và A Xan đang từng ngày từng giờ vươn lên để thoát khỏi đói nghèo.
Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, trong đó có Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025. Đồng bào dân tộc La Ha, một trong những dân tộc thiểu số rất ít người cũng được hưởng những thành quả trong quá trình triển khai thực hiện quyết định này.
Vĩnh Thạnh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Toàn huyện có 56 thôn đặc biệt khó khăn, đời sống của người dân vùng này còn nghèo. Vì vậy, những năm qua, tỉnh Bình Định đã tập trung triển khai các chính sách đầu tư, hỗ trợ để người dân phát triển, ổn định cuộc sống.
Kinh tế -
Quỳnh Trâm -
21:10, 20/01/2021 Những năm gần đây, nhờ các chương trình, chính sách ưu tiên đối với đồng bào DTTS, miền núi phát huy hiệu quả, đã tạo nên diện mạo mới cho vùng đất này.. Qua đó, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Nhờ sự thúc đẩy, đầu tư, nhằm tôn tạo và bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS Tây Nguyên của các cấp chính quyền, cùng với những người con yêu văn hóa của bản làng, mà mô hình làng du lịch cộng đồng ở làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum (Kon Tum) và làng Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) ngày càng phát triển.
Xã hội -
Thùy Dung -
13:13, 11/11/2020 Làng Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) từng bị đạo Hà Mòn xâm nhập. Người dân nơi đây một thời chìm đắm trong đạo mà từ chối sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương. Với phương châm “3 bám 4 cùng”, chính quyền các cấp đã từng bước giúp người dân bước ra khỏi bóng tối đạo Hà Mòn. Từ đây, Đăk Wơk Yốp có những chuyển biến tích cực và trở thành Làng Văn hóa kiểu mẫu của tỉnh Kon Tum.
Trong tiết trời se lạnh, chúng tôi lại có dịp trở lại với các bản vùng cao của đồng bào người Dao ở Phú Thọ. Những con đường bê tông uốn lượn men theo những quả đồi xanh ngát của núi rừng dẫn vào từng bản; những ngôi nhà khang trang mọc lên như nấm… đã minh chứng cho sự thay đổi diện mạo của những bản người Dao nơi đây.
Có lẽ những ai đã từng đặt chân đến những bản làng vùng đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang đều có chung cảm nhận được sự đổi thay. Từ Đồng Văn, Mèo Vạc đến Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì... những nơi gian khó nhất đều có bước phát triển. Sự phát triển đó có đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc.