Sau khi Bộ Chính trị khóa XII có Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Lĩnh vực công tác dân tộc bước vào giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu cao hơn, nhiều thử thách nhưng cũng đầy kỳ vọng.
Thực hiện Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2023 - 2025 theo Quyết định số 660/QĐ-UBDT ngày 30/9/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) vừa tổ chức điều tra, khảo sát thực tế tại các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang.
Công tác Dân tộc -
Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc -
20:05, 24/10/2022 LTS: Lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc hiện nay đã thay đổi cơ bản về cách tiếp cận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; đó là việc chuyển dần từ các chính sách mang tính chất hỗ trợ sang đầu tư phát triển. Các nội dung đầu tư được thiết kế nhằm tạo ra những tác động trực tiếp để các địa phương đạt được mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững. Do đó, công tác truyền thông cũng cần đổi mới tư duy, cải tiến phương thức để đưa thông tin đến đúng đối tượng, kịp thời, chính xác, vì lợi ích của đồng bào vùng DTTS và miền núi.
Tin tức -
Lê Hường -
12:45, 31/08/2022 Ngày 31/8, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động Vụ Địa phương II (Ủy ban Dân tộc) về Kết quả thực hiện công tác 8 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 4 tháng cuối năm 2022.
Dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện vẫn là “vùng lõm” trong tiếp cận thông tin. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động cũng như phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cần được triển khai đa dạng hơn; đồng thời hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để nâng cao hơn nữa công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin tức -
Thanh Huyền -
20:02, 22/08/2022 Ngày 22/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Ủy ban Dân tộc đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo, nhằm thống nhất một số nội dung liên quan đến Đề án chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 và kế hoạch triển khai năm 2022.
Ngay từ khi Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương có các văn bản triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG), cơ quan Thường trực Chương trình MTQG tỉnh Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành triển khai các phần việc để tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Mức vay hiện hành theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg chưa tương thích với quy mô của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại ở vùng khó khăn ngày càng được mở rộng cũng như biến động giá cả thị trường hằng năm. Do đó, việc “nới” trần hạn mức tín dụng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tín dụng chính sách theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg là nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở vùng khó khăn. Nhưng do chưa quy định cụ thể đối tượng thụ hưởng, nên chính sách này chỉ mới bảo đảm mục tiêu giảm nghèo, chưa tạo được “cú hích” vươn lên làm giàu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đây là một trong những mục tiêu được đưa ra trong Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược gia đình vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, giai đoạn 1 từ 2022 - 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.
Ngày 22/7, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học xác định vấn đề cấp bách trong triển khai thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế tại vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 cho cán bộ làm công tác dân tộc tại các tỉnh Nam Bộ.
Tin tức -
Thúy Hồng -
19:23, 08/07/2022 Chiều 8/7, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức cuộc họp bàn về một số nội dung vướng mắc trong xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương; Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; cùng đại diện các bộ, ngành liên quan.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 2 - 3%/năm.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền cùng với sự nỗ lực chung của đại gia đình các dân tộc trong tỉnh kinh tế - xã hội miền núi có bước phát triển đáng kể và tương đối toàn diện trên các mặt.
Thời gian qua, lao động vùng DTTS đang dần có sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường. Trước mắt, sự chuyển dịch này đặt ra khá nhiều thách thức, song hứa hẹn đem lại hiệu quả lâu dài.
Tin tức -
Kim Anh -
13:46, 10/05/2022 Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri ngày 10/5 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang tại thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, cử tri đã kiến nghị nhiều vấn đề liên quan tới việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin tức -
Thanh Huyền -
20:15, 27/04/2022 Đó là ý kiến phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai về thực hiện công tác dân tộc, công tác triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG), ngày 27/4, tại tỉnh Gia Lai.
Tin tức -
Thanh Huyền -
17:06, 20/04/2022 Ngày 20/4, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp với Vụ Chính sách dân tộc và các vụ, đơn vị liên quan nhằm đánh giá, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện một số chính sách tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải.
Có thể nói, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi, là mong muốn, tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, Tỉnh ủy Khánh Hòa xác định ưu tiên bố trí ngân sách tăng ít nhất 1,5 lần so với giai đoạn 2016 - 2020, để đầu tư thực hiện các chương trình, mục tiêu, giải quyết những tồn tại, khó khăn và tiếp tục thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các DTTS.
Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện có 21 xã, thị trấn, với 149 thôn, bản, khối, khóm. Tính đến cuối năm 2021, toàn huyện có 22.793 hộ với 100.596 khẩu, gồm dân tộc Kinh, Bru Vân Kiều và Pa Kô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi).