Tin tức -
Thanh Huyền -
17:06, 20/04/2022 Ngày 20/4, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp với Vụ Chính sách dân tộc và các vụ, đơn vị liên quan nhằm đánh giá, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện một số chính sách tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải.
Có thể nói, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi, là mong muốn, tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, Tỉnh ủy Khánh Hòa xác định ưu tiên bố trí ngân sách tăng ít nhất 1,5 lần so với giai đoạn 2016 - 2020, để đầu tư thực hiện các chương trình, mục tiêu, giải quyết những tồn tại, khó khăn và tiếp tục thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các DTTS.
Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện có 21 xã, thị trấn, với 149 thôn, bản, khối, khóm. Tính đến cuối năm 2021, toàn huyện có 22.793 hộ với 100.596 khẩu, gồm dân tộc Kinh, Bru Vân Kiều và Pa Kô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi).
Tin tức -
Thanh Huyền -
12:09, 29/03/2022 Đó là ý kiến phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại buổi tiếp ông Ayumi Konishi, Cố vấn Cấp cao đặc biệt cho Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nguyên Vụ trưởng Vụ Đông Á của ADB, nguyên Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, sáng 29/3, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT; một số chuyên gia, cố vấn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn vừa có buổi làm việc với huyện Tây Giang về công tác chuẩn bị thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1 (2021 - 2025).
Các Quyết định 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT đã có những tác động, ảnh hưởng đến việc triển khai các chính sách dân tộc đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tập trung chủ yếu vào các chính sách an sinh, xã hội; chính sách bảo hiểm y tế (BHYT); chính sách hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục...
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh vừa ký ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, Đảng luôn nhất quán tạo mọi điều kiện tốt nhất để “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”. Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, những năm qua, Quốc hội đã quyết định nhiều quyết sách lớn đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, tạo điều kiện tốt nhất để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển bền vững.
Năm 2021 đã đi qua với không ít những khó khăn, thách thức, đặc biệt là dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân. Đây cũng là năm đầy ắp các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng của đất nước, trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Đón năm mới 2022, chúng ta hãy cùng suy ngẫm lại về một năm đặc biệt vừa qua để cảm nhận bản lĩnh của một đất nước, một dân tộc không chịu khuất phục trước những khó khăn, thách thức, qua đó tự tin đón thời cơ và vận hội mới.
Trong năm 2021, tỉnh Sơn La giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 xuống còn 15,1%, giảm 3,28% so với năm 2020.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, Phú Yên có 45 xã, thị trấn thuộc vùng miền núi, trong đó huyện Sông Hinh có 11 xã, Sơn Hòa có 14 xã, Đồng Xuân có 11 xã, Tây Hòa có 4 xã, Tuy An có 3 xã, Phú Hòa và thị xã Sông Cầu đều có 1 xã miền núi.
Tin tức -
Thanh Huyền -
14:15, 30/12/2021 Ngày 30/12/2021, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc và Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam đã tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2030. Một trong những nội dung phối hợp quan trọng của hai cơ quan trong giai đoạn này là triển khai, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Ngày 3/12, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021”. Dự hội nghị ở các điểm cầu có đại diện các Ban của Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành và lãnh đạo 11 huyện miền núi của tỉnh.
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đang mang lại kỳ vọng thay đổi lớn cho vùng DTTS, miền núi trên cả nước, trong đó có đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị.
Trong Phiên họp toàn thể lần thứ 2, ngày 9/10, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 9 tháng đầu năm 2021; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022 đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi; Báo cáo Kết quả 1 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Tổ khảo sát của Tỉnh ủy Ninh Thuận do bà Chamaléa Thị Thủy, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm Tổ trưởng vừa có buổi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh và Huyện ủy Bác Ái về tình hình và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU của Tỉnh ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2016 - 2020”.
Thời sự -
Minh Thu -
19:35, 07/09/2021 Ngày 7/9, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội Khóa XV đã tổ chức Phiên họp thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (viết tắt là Chương trình MTQG).
Lễ khai giảng năm học mới 2021 - 2022 diễn ra trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Bên cạnh những địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phải khai giảng trực tuyến thì có nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi may mắn hơn khi dịch bệnh đã được kiểm soát, các em học sinh có thể đến trường để chào đón năm học mới. Tuy nhiên, Lễ khai giảng cũng được diễn ra nhanh gọn, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.
Tỉnh Thái Nguyên hiện có 46 dân tộc cùng chung sống. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) hiện chiếm 29,87% dân số toàn tỉnh. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Thái Nguyên có 110 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi, gồm 83 xã khu vực I, 12 xã khu vực II và 15 xã khu vực III.
Hệ thống hồ, đập có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, vừa cung cấp nước uống, nước tưới tiêu, tạo năng lượng thủy điện, đồng thời cắt lũ, giải hạn,… Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nguồn nước không đều nền hệ thống “kho chứa nước” này chưa phát huy hết công năng, kèm theo đó là những hệ lụy về sinh kế cho người dân, nhất là ở khu vực miền núi.