Ngày 27/8, tại tỉnh Quảng Ninh, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, tổ chức Kỳ họp thứ Ba - Kỳ họp chuyên đề năm 2021. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kỳ họp này là bàn giải pháp thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại vùng DTTS và miền núi.
Tin tức -
Hiếu Anh -
15:23, 16/08/2021 Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 Ủy ban Dân tộc, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trong cả nước, trong đó có vùng DTTS và miền núi.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng căng thẳng về nước theo mùa ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng.
Quá trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao mức sống cho đồng bào ở vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng DTTS và miền núi. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xây dựng NTM ở khu vực này cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập cần phải có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, của tỉnh Nghệ An (miền Tây Nghệ An) gồm 11 huyện. Trong đó có 1.188 thôn, bản đặc biệt khó khăn, 27 xã biên giới, với đường biên giới dài 468,281 km tiếp giáp với 3 tỉnh của Lào. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Ơ Đu... là vùng có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi thường xuyên đối mặt với các thiệt hại và rủi ro thiên tai liên quan đến nước, trong đó có các loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm như: lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối… Do biến đổi khí hậu, các rủi ro thiên tai liên quan đến nước sẽ ngày càng gia tăng, tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động kinh tế, dân sinh. Đây là thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi nói riêng, cả nước nói chung.
Thời sự -
Minh Thu -
16:11, 27/07/2021 Trong phiên thảo luận về kinh tế-xã hội (KT-XH) tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu quan tâm kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục quan tâm đến phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến của một số đại biểu về vấn đề này.
Trên hành trình đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào, những cán bộ làm công tác dân tộc xứ Thanh đã in dấu chân mình trên khắp các nẻo đường, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. Giờ đây, trường học khang trang, đường giao thông thông suốt đến tất cả các huyện, thậm chí đến tận các xã vùng cao, điện thắp sáng bản làng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, học tập, vui chơi của Nhân dân và các em học sinh. Những mâm cơm của đồng bào đã đầy đặn hơn, chất lượng hơn nhờ kinh tế ngày một phát triển…
Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBDGPL) ở vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai cho thấy, công tác này vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu, nhiều người dân vẫn còn chưa hiểu đúng, hiểu đủ các quy định về pháp luật.
Giáo dục -
GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên -
08:56, 02/05/2021 Giáo dục đại học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Đặc biệt, đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi - nơi có điều kiện khó khăn hơn thì càng phải đầu tư, hỗ trợ bằng nhiều chính sách đặc thù để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực này.
Từng giữ cương vị là Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực công tác dân tộc. Nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, vị lãnh đạo lão thành này đã có cuộc trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển những cảm nhận về thành tựu trong công tác dân tộc; gửi gắm niềm tin, hy vọng đến đội ngũ những người làm công tác dân tộc hôm nay...
Kinh tế -
Thanh Huyền -
14:57, 29/04/2021 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói về sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay”. Cơ đồ, tiềm lực đó có đóng góp bởi sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi…
Tin tức -
Ngọc Vân (T/h) -
11:51, 27/04/2021 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 605/QĐ-TTg kiện toàn nhân sự Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đối với ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, để thay ông Đỗ Văn Chiến, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đã chuyển công tác.
Thời gian gần đây, các mô hình hợp tác xã (HTX) thanh niên khởi nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên địa phương. Tuy nhiên, để các mô hình HTX thanh niên khởi nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững, thì vẫn cần tháo gỡ những vướng mắc và có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ khác.
Thời gian gần đây, ở vùng DTTS và miền núi đã xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình đầu tư tiền ảo như: ủy thác đầu tư tài chính, đầu tư dự án theo mô hình sử dụng công nghệ cao hay đầu tư tỷ giá như Forex đa cấp Ponzi… Với những lời hứa hẹn lãi ròng gấp đôi, gấp ba số tiền đầu tư, chỉ trong một thời gian ngắn, các đối tượng lừa đảo đã khiến nhiều người dân trắng tay, bao gia đình khốn đốn...
Ngành y tế đang đối mặt với thực trạng thiếu hụt và mất cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực ở cơ sở, nhất là vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Để giải quyết thực tế này, việc rà soát cơ chế chính sách đã ban hành để điều chỉnh phù hợp, thì ngành y tế, cũng như các cấp chính quyền địa phương cũng cần chú trọng, tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh chính sách với các giải pháp căn cơ, đồng bộ hơn để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp trong tình hình mới.
Với nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan, việc thu hút nguồn nhân lực y tế là các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên... chất lượng cao vốn dĩ đã khó, để giữ chân họ ở lại lâu dài với tuyến dưới càng khó hơn.
Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách và tạo ra những thay đổi tích cực để tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế, nhưng trên thực tế, ngành y tế, nhất là y tế ở vùng sâu vùng xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển cả về nhân lực, vật lực dẫn đến những hạn chế trong chăm sóc sức khỏe của người dân.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại những địa bàn khó khăn, vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, nguồn nhân lực y tế chất lượng cao ở tuyến cơ sở đến nay vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của Nhân dân đang ngày càng cao...
Du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho người dân địa phương thông qua tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, do việc làm du lịch chỉ mang tính tự phát nên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh và đang phát sinh nhiều hệ luỵ đáng lo ngại...