Media -
BDT -
20:15, 10/10/2024 Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành "đòn bẩy", góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo cho vùng khó.
Với việc thiết kế các mô hình hoạt động của Dự án 8 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: 2021-2025) vừa bám sát yêu cầu, mục tiêu, định hướng, vừa mang tính toàn diện, cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở. Theo đó, hoạt động từ những mô hình, đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của Dự án 8 tại địa phương về bình đẳng giới
Thời sự -
Sỹ Hào -
16:59, 12/09/2024 Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 kết thúc chưa được bao lâu thì các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã hứng chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 3. Điều này có thể dẫn tới những sai số dữ liệu đã được điều tra so với thực tế hiện nay. Vì vậy, khi phân tích dữ liệu điều tra cần có sự thận trọng, đánh giá đa chiều và cập nhật số liệu mới để tránh sai số, từ đó phục vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong giai đoạn tới.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 tiến hành điều tra toàn bộ những hộ thuộc nhóm các dân tộc có dân số dưới 10.000 người. Dữ liệu của cuộc điều tra có giá trị tham chiếu quan trọng để xây dựng bộ tiêu chí khoa học, xác định các DTTS có khó khăn đặc thù cho giai đoạn 2026 – 2030.
Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án trong giai đoạn 2019 - 2024, vùng DTTS và miền núi đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS giảm nhanh. Kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 sẽ phản ánh các khía cạnh nghèo hiện nay của hộ DTTS, từ đó có những cơ chế hỗ trợ nhằm khơi dậy ý chí tự lực của hộ nghèo, bảo đảm giảm nghèo bền vững.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 tiến hành thu thập số liệu về số người già cô đơn không nơi nương tựa ở vùng DTTS và miền núi. Đây là dữ liệu cần thiết để triển khai có hiệu quả các chính sách trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi, từ đó góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21/12/2021.
Trong nội dung thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS (gọi tắt là cuộc Điều tra) năm 2024, phiếu điều tra hộ DTTS có bộ câu hỏi nhằm xác định động lực tạo thu nhập của từng gia đình. Những thông tin thu thập được sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, chính quyền các địa phương có giải pháp hỗ trợ phù hợp, là “chìa khóa” để giảm nghèo bền vững bằng động lực của từng thành viên trong mỗi hộ gia đình DTTS.
Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu của Dự án đã đạt và vượt kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Dự án 8 vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong thời gian tới. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Lò Thị Thu Thủy, Trưởng Ban Dân tộc-Tôn giáo, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Cùng với việc phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển thì việc công nhận địa bàn thuộc miền núi, vùng cao là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi. Vì thế, việc xây dựng bộ tiêu chí phân định miền núi, vùng cao bảo đảm khoa học, sát thực tiễn, không chồng chéo với bộ tiêu chí phân định theo trình độ phát triển là yêu cầu cấp bách.
Xây dựng chính sách đặc thù về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ DTTS sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe ở vùng DTTS và miền núi. Nhưng để có chính sách can thiệp phù hợp thì cần có bộ dữ liệu chính xác về tình hình chăm sóc sức khỏe của phụ nữ DTTS hiện nay.
Lao động - việc làm là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Kết quả thu thập được coi là cơ sở để hoạch định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, “định vị” việc làm bền vững cho lao động ở vùng DTTS và miền núi.
Dân cư phân tán, quy mô dân số và trình độ phát triển không đồng đều; địa bàn sinh sống lại chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa,... Đây là những khó khăn làm phát sinh nhiều tình huống khó cho các Điều tra viên trong quá trình triển khai điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS.
Thu thập thông tin về nhà ở là một trong những nội dung của cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Từ kết quả điều tra, các bộ, ngành, địa phương sẽ có những giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ cũng như tăng cường xã hội hóa nguồn lực để giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở cho hộ nghèo ở vùng DTTS và miền núi, từ đó thúc đẩy giảm nghèo đa chiều.
Các điều kiện sống cơ bản của đồng bào DTTS hiện đã được cải thiện nhiều so với thời điểm năm 2019, nhưng vẫn mới dừng ở mức tối thiểu. Kết quả điều tra, thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 sẽ phản ánh thực trạng các điều kiện sống của hộ DTTS, là cơ sở để các địa phương có lộ trình thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 18/8 tới đây. Là tỉnh có tỷ lệ đồng bào Khmer sinh sống đông nhất nước, tỉnh Sóc Trăng xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần IV - năm 2024, xung quanh nội dung này.
Ở vùng DTTS và miền núi nói chung, với đồng bào các DTTS nói riêng, ứng dụng công nghệ thông tin vốn đã khó thì việc chuyển đổi số càng khó gấp nhiều lần. Do đó, thu thập thông tin về các điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin của hộ DTTS là hoạt động quan trọng để có những quyết sách phù hợp nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ở vùng DTTS và miền núi.
Ở vùng DTTS và miền núi, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) là rất khả quan, nhưng thiếu bền vững do còn phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Do đó, việc thu thập thông tin về BHYT ở hộ DTTS trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024, có ý nghĩa quan trọng để có cơ sở hoạch định chính sách BHYT trong giai đoạn mới, từ đó “gia cố” trụ cột an sinh này ở vùng khó khăn.
Media -
BDT -
17:00, 20/07/2024 Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân và đã được khẳng định trong Luật Giáo dục. Tuy nhiên, cấp học này vẫn còn nhiều “khoảng trống” với khoảng 40,9% trẻ từ 3 - 4 tuổi, chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa đi học. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi" để thông qua vào tháng 10/2024. Đây là vấn đề mà ngành Giáo dục địa phương, các giáo viên mầm non và người dân đang rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Phổ cập mầm non cho trẻ em: Thách thức ở vùng DTTS và miền núi.
Năm 2024 là năm bản lề quan trọng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025. Việc hoàn thành mục tiêu của các Chương trình này được kỳ vọng sẽ cải thiện mức sống dân cư, nhất là ở vùng DTTS và miền núi.