Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Thúc đẩy giảm nghèo đa chiều (Bài 6)

Sỹ Hào - 15:01, 21/08/2024

Thu thập thông tin về nhà ở là một trong những nội dung của cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Từ kết quả điều tra, các bộ, ngành, địa phương sẽ có những giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ cũng như tăng cường xã hội hóa nguồn lực để giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở cho hộ nghèo ở vùng DTTS và miền núi, từ đó thúc đẩy giảm nghèo đa chiều.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Thúc đẩy giảm nghèo đa chiều (Bài 6)
Với việc triển khai hiệu quả chính sách và sự chung tay của toàn xã hội, nhu cầu về nhà ở của người dân vùng DTTS và miền núi từng bước được giải quyết. (Ảnh minh họa)

Điều chỉnh chính sách từ số liệu thống kê

Nhà ở là nhu cầu cơ bản, đồng thời là một trong những chỉ số để đo lường tình trạng nghèo. Thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, với mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, từ nhiều năm nay, Chính phủ đã triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo có nhu cầu cấp bách về nhà ở, nhất là các hộ DTTS sinh sống ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Tiếp nối chính sách tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, từ năm 2008, các hộ DTTS có nhu cầu cấp bách về nhà ở đã được hỗ trợ theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm 2010 được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg). Thực hiện các quyết định này, tính đến hết năm 2012, đã có 224.000 hộ DTTS được hỗ trợ để có nhà ở bảo đảm “3 cứng” (nền cứng, mái cứng, khung - tường cứng).

Cùng với ngân sách nhà nước, việc xã hội hóa nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở cũng đã đạt nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, giai đoạn 2021 – 2023, có 139.995 căn nhà Đại đoàn kết được trao cho hộ nghèo trên cả nước. Lũy kế giai đoạn 2000 – 2023, cả nước có 1.762.938 căn nhà Đại đoàn kết đã được xây mới, hoặc cải tạo để hộ nghèo an cư.

Nhưng đến năm 2015, kết quả từ cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần đầu tiên được tổ chức trên phạm vi cả nước cho thấy, ở vùng DTTS và miền núi mới chỉ có 14,5% hộ DTTS có nhà kiên cố (tỷ lệ bình quân chung cả nước là 46,7); có tới 85,5% hộ vẫn ở trong nhà bán kiên cố hoặc nhà tạm, nhà dột nát.

Dữ liệu này là một trong những cơ sở để Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 15/8/2015 (Chương trình 167 giai đoạn 2). Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg đặt mục tiêu hỗ trợ khoảng 311.000 hộ nghèo khu vực nông thôn; trong đó ưu tiên hộ DTTS ở địa bàn đặc biệt khó khăn, có nhu cầu cấp bách về nhà ở.

Với việc triển khai hiệu quả chính sách và sự chung tay của toàn xã hội, nhu cầu về nhà ở của người dân vùng DTTS và miền núi từng bước được giải quyết. Đến năm 2019, kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ hai cho thấy, tỷ lệ hộ DTTS có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố chiếm 79,2% tổng số hộ toàn vùng (bình quân chung cả nước là 93,1%).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, các địa phương triển khai thiết kế mẫu nhà nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, rồi áp dụng thi công trong thực tiễn. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm vắng bóng dần những nếp nhà truyền thống của đồng bào DTTS.

Kết quả điều tra 53 DTTS lần thứ hai cho thấy, tại thời điểm tháng 4/2019, chỉ có 26,2% hộ DTTS đang ở trong ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình, giảm 3,1 điểm phần trăm so với năm 2015 (29,3%).

Từ năm 2021, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ DTTS có nhu cầu cấp bách tiếp tục được triển khai trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719).

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Thúc đẩy giảm nghèo đa chiều (Bài 6) 1
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở trong Chương trình MTQG 1719 hướng tới mục tiêu “kép” trong thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS; vừa bảo đảm “an cư”, vừa gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trong kiến trúc nhà ở. (Trong ảnh: Một hộ ở thôn Pà Ban, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa được hỗ trợ nhà ở từ Chương trình MTQG 1719)

Trong Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc quy định, việc hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở cho đồng bào DTTS được thực hiện theo phong tục tập quán của địa phương, căn cứ nguyện vọng của đồng bào. Hướng dẫn này nhằm hướng tới mục tiêu “kép” trong thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS (vừa bảo đảm “an cư”, vừa gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trong kiến trúc nhà ở).

Tiếp tục cải thiện để giảm nghèo bền vững

Chương trình MTQG 1719 đặt chỉ tiêu, đến hết năm 2025 sẽ hỗ trợ khoảng 18.300 hộ DTTS về nhà ở. Sau gần 4 năm triển khai, nhiều hộ DTTS ở các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi, có nhu cầu cấp bách về nhà ở, đã được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ để xây mới, hoặc cải tạo nhà ở bảo đảm kiên cố, tuổi thọ tối thiểu 20 năm.

Tuy nhiên, cần lưu ý là, năm 2019, kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS cho thấy, vẫn còn 20,8% hộ DTTS đang ở trong những ngôi nhà thiếu kiên cố, đơn sơ. Từ đó đến nay, với việc xã hội cùng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, hàng nghìn ngôi nhà “3 cứng” tiếp tục được trao cho hộ nghèo ở vùng DTTS và miền núi.

Nhưng, ở địa bàn này vẫn còn nhiều hộ nghèo đang ở trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát; một bộ phận nhà ở của hộ DTTS trước đây đã được xây mới, hoặc cải tạo kiên cố từ chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, nhưng nay đã hư hỏng, xuống cấp.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Thúc đẩy giảm nghèo đa chiều (Bài 6) 2
Hết năm 2023, tổng số hộ nghèo, cận nghèo có nhà ở chưa đảm bảo “3 cứng” theo chiều thiếu hụt về chất lượng của cả nước là 315.029 hộ. (Ảnh minh họa)

Cần thấy rằng, trước đây, chính sách hỗ trợ về nhà ở đều có định mức rất thấp. Như với Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ 06 triệu đồng/hộ (ở địa bàn khó khăn là 07 triệu đồng/hộ); được vay tín dụng ưu đãi tối đa 08 triệu đồng/hộ (từ Chương trình 167 giai đoạn 2 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, định mức vay được nâng lên 25 triệu đồng/hộ).

Định mức thấp, yêu cầu diện tích tối thiểu phải đạt 24m2 nên tuổi thọ của “nhà 167” thường không dài (theo quy định tối thiểu phải đạt 10 năm). Nếu tính từ lúc triển khai Quyết định 167/2008/QĐ-TTg đến thời điểm tiến hành cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ hai, thì các “nhà 167” vừa đủ “định mức” về tuổi thọ tối thiểu.

Với định mức hỗ trợ thấp nên yêu cầu tuổi thọ về nhà ở trong Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg là không dài. Riêng tại Bắc Kạn, toàn tỉnh thụ hưởng các chính sách hỗ trợ nhà ở trước đây, nay vẫn thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; hiện trạng nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ và có nhu cầu cấp thiết cần được hỗ trợ về nhà ở để ổn định cuộc sống".
ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân
(Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn

Hiện vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể về số hộ DTTS đang sinh sống trong những ngôi nhà thiếu kiên cố, trước đây đã được hỗ trợ xây mới, hoặc cải tạo nhà. 

Nhưng với việc có nhiều ngôi nhà chính sách nay đã xuống cấp, không bảo đảm an toàn đã làm “dày” thêm danh sách hộ nghèo của cả nước đang thiếu hụt chỉ số về chất lượng nhà ở, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025.

Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 trên phạm vi toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, tổng số hộ nghèo, cận nghèo có nhà ở chưa đảm bảo “3 cứng” theo chiều thiếu hụt về chất lượng là 315.029 hộ; trong đó, hộ nghèo là 230.540 hộ; hộ cận nghèo là 84.489 hộ.

Đó là chưa kể, thiên tai ngày càng cực đoan, gây nhiều thiệt hại về nhà ở của người dân, phần lớn ở khu vực miền núi, vùng DTTS. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 7 tháng năm 2024, cả nước có 28,9 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; trước đó, năm 2023 cũng đã có gần 30.300 ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng do thiên tai.

Vì vậy, thông tin về thực trạng nhà ở của hộ DTTS trong cuộc điều tra thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024, sẽ là một dữ liệuquan trọng trong hoạch định chính sách trong thời gian tới. Trước mắt, những thông tin về thực trạng nhà ở của các hộ DTTS sẽ là một trong những tham chiếu quan trọng để đánh giá kết quả giảm nghèo đa chiều của giai đoạn 2021 – 2025, là cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí nghèo đa chiều cho giai đoạn 2026 – 2030, từ đó có những chính sách can thiệp hiệu quả hơn để giảm nghèo bền vững ở vùng DTTS và miền núi. 

Tại Hội nghị Trung ương 8 (từ ngày 2 đến ngày 8/10/2023), Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW. Nghị quyết đặt mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030, cả nước xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường giám sát để có kết quả điều tra chính xác nhất

Tăng cường giám sát để có kết quả điều tra chính xác nhất

Là một trong những huyện có địa bàn rộng nhất tỉnh Lào Cai với 21 xã thị trấn; tuy nhiên, huyện Bát Xát là địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Để có kết quả chính xác nhất, ngành Dân tộc địa phương đã tăng cường giám sát đối với các tổ điều tra trong quá trình triển khai thu thập thông tin.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Xã hội - PV - 20:17, 07/09/2024
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành Tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi cơn bão số 3 đi qua. Việc điều động sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đảm bảo tổ chức khoa học và hiệu quả.
Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Tin tức - Hương Trà -Mỹ Dung - 20:15, 07/09/2024
Bão số 3 (bão Yagi) đã đi sâu vào đất liền các tỉnh phía bắc, gây thiệt hại lớn tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình… Tại Hà Nội đã có mưa to, gió giật mạnh. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13. Bão số 3 đã làm 4 người chết (Quảng Ninh có 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng có 20 người).
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:21, 07/09/2024
Chiều tối ngày 7/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh đã tới thăm hỏi, động viên những người gặp nạn do bão số 3 hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Gương sáng giữa cộng đồng - Lữ Phú - 18:44, 07/09/2024
Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào Khơ Mú trong phát triển kinh tế, ông Moong Văn Hoàng, ở bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã thành lập gia trại tổng hợp VAC, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hoàng còn tạo điều kiện, hỗ trợ nhiều người dân bản Huồi Cáng 1 vươn lên phát triển kinh tế.
Rà soát, di chuyển người dân đến nơi ở an toàn

Rà soát, di chuyển người dân đến nơi ở an toàn

Media - Trọng Bảo - 18:41, 07/09/2024
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, mưa lũ, thiên tai đã gây nhiều thiệt hại về tài sản. Cùng với đó, nhiều địa bàn xuất hiện nguy cơ sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân. Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra,; cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang khẩn trương rà soát, di dời người dân đến nơi ở an toàn.
Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 3 Yagi Giật cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 570 km. Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi . Nữ nghệ nhân Y Piuh miệt mài giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trang bị kiến thức, nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy ở vùng DTTS

Trang bị kiến thức, nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy ở vùng DTTS

Pháp luật - Lê Hường - 18:33, 07/09/2024
Những năm gần đây, nhằm tăng cường các hoạt động phòng chống ma túy trong vùng đồng bào DTTS, nhất là ngăn ngừa tình trạng ma túy len lỏi vào các bản làng, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp các sở, ban ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ và Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nữ sinh người Thái đạt điểm cao có nguy cơ bỏ lỡ đại học vì nhà nghèo

Nữ sinh người Thái đạt điểm cao có nguy cơ bỏ lỡ đại học vì nhà nghèo

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 18:31, 07/09/2024
Mặc dù gia cảnh nghèo khó, nữ sinh Hà Khánh Ly, dân tộc Thái, ở bản Páng, xã Phú Thanh, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) vẫn chăm chỉ học tập và đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Em có nguy cơ bỏ lỡ ước mơ vào đại học vì không có điều kiện đến trường.
Chuyện về người con của bản Mông

Chuyện về người con của bản Mông

Gương sáng - Trần Thái - 18:24, 07/09/2024
“Người con của bản Mông” là cái tên mà đồng đội yêu mến đặt cho Đại úy Giàng Seo Sự, nguyên là trinh sát phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Tuyên Quang. Bởi cả sự nghiệp của anh gắn bó với công tác đảm bảo an ninh vùng đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang.
Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:18, 07/09/2024
Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) chỉ duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng còn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.
Người hùng cứu bé gái giữa sạt lở được tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp

Người hùng cứu bé gái giữa sạt lở được tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp

Tin tức - Vũ Mừng - 18:01, 07/09/2024
Anh Nguyễn Đức Tài được Bộ Quốc phòng tuyển dụng Quân nhân chuyên nghiệp vì đã có thành tích xuất sắc, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân.