Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: vùng DTTS và miền núi

Phát triển BHXH tự nguyện ở vùng DTTS và miền núi: “Cú hích” từ chính sách hỗ trợ đặc thù

Phát triển BHXH tự nguyện ở vùng DTTS và miền núi: “Cú hích” từ chính sách hỗ trợ đặc thù

Sự kiện - Bình luận - Khánh Thư - 01:57, 14/06/2024
Ở các tỉnh miền núi, vùng DTTS, do nhiều nguyên nhân, công tác phát triển bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện vẫn là một bài toán khó. Để mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện ở địa bàn này, việc xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp là rất cần thiết.
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Cần một cách làm chuyên nghiệp (Bài cuối)

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Cần một cách làm chuyên nghiệp (Bài cuối)

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 12:19, 13/06/2024
Du lịch đêm được kì vọng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, khai thác tiềm năng hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng bá văn hóa và nền ẩm thực đặc trưng, thu hút du khách đến với vùng DTTS và miền núi. Song để làm được điều này, ngoài việc tạo ra được sản phẩm đặc sắc, cũng cần hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy việc khai thác tiềm năng du lịch đêm.
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Tránh tình trạng “coppy” các mô hình (Bài 2)

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Tránh tình trạng “coppy” các mô hình (Bài 2)

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 12:15, 13/06/2024
Mặc dù thời gian qua, mô hình “kinh tế đêm” được các địa phương quan tâm phát triển và đã có bước khởi sắc, song kinh tế du lịch đêm vẫn phát triển chưa xứng tiềm năng. Sản phẩm du lịch đêm còn tương đối đơn điệu, mờ nhạt, na ná nhau. Công tác quy hoạch không gian riêng cho du lịch chưa thực sự được đầu tư bài bản, nên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của các địa phương.
Phân định trúng địa bàn để phát huy hiệu quả chính sách

Phân định trúng địa bàn để phát huy hiệu quả chính sách

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 08:06, 11/06/2024
Phân định xã, thôn vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển là nhằm xác định rõ các khó khăn đặc thù, mức độ phát triển về kinh tế - xã hội, làm cơ sở để hoạch định, tổ chức triển khai các chính sách đầu tư, hỗ trợ. Tuy nhiên, để chính sách phát huy hiệu quả cao nhất, ngoài trình độ phát triển thì cũng cần xét đến các yếu tố khác để phân định địa bàn vùng DTTS và miền núi.
Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn

Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn

Xã hội - Tiêu Dao - 19:46, 12/05/2024
Sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ lẻ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để khắc phục những hạn chế bất cập trong hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về phong tục, tập quán của người dân thuộc các cộng đồng DTTS khác nhau là một khó khăn lớn khi thực hiện sáp nhập.
Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 06:35, 07/05/2024
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Ngọc - 16:32, 03/05/2024
78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 16:29, 03/05/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Triển khai Chương trình MTQG 1719: Ưu tiên đầu tư về nguồn lực con người

Triển khai Chương trình MTQG 1719: Ưu tiên đầu tư về nguồn lực con người

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 10:21, 12/04/2024
Mặc dù đã có nhiều văn bản, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Tuy nhiên, đây là chương trình có quy mô rất lớn bao phủ trên nhiều lĩnh vực, ngoài các cơ chế, chính sách đặc thù..., cần ưu tiên có giải pháp phù hợp cho các nhóm chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp cho con người để thực hiện hiệu quả chương trình.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 3): Du lịch chữa lành: Cơ hội mới cho vùng DTTS và miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 3): Du lịch chữa lành: Cơ hội mới cho vùng DTTS và miền núi

Media - BDT - 17:00, 20/01/2024
Vùng DTTS và miền núi tại Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng, như: Rừng nguyên sinh, điểm khoáng nóng, nền y học cổ truyền nổi tiếng... có nhiều lợi thế để phát triển du lịch chữa lành. Đặc biệt là sau những biến động lớn của đại dịch Covid-19, nhu cầu du lịch chữa lành ngày càng gia tăng. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về chủ đề “Du lịch chữa lành: Cơ hội mới cho vùng DTTS và miền núi”.
Giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi: Cần lộ trình dài hơi

Giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi: Cần lộ trình dài hơi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 06:15, 02/01/2024
Bằng những mục tiêu và giải pháp thiết thực, sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các hoạt động của Dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc cần có những giải pháp tích cực để giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.
Tổng kết Chương trình đào tạo quản lý tài chính cho vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023

Tổng kết Chương trình đào tạo quản lý tài chính cho vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023

Tin tức - Hoàng Quý - 07:52, 28/12/2023
Sáng 27/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đã chủ trì Hội nghị tổng kết chương trình đào tạo quản lý tài chính cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể vùng đồng bào DTTS năm 2023. Chương trình được Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổ chức VISA hợp tác triển khai. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Vụ Hợp tác Quốc tế - UBDT; đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổ chức VISA; Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai; Phòng Dân tộc huyện Võ Nhai, Thái Nguyên.
Bước tiến mới trong công tác xóa mù chữ vùng DTTS và miền núi: Vẫn còn nhiều thách thức (Bài 2)

Bước tiến mới trong công tác xóa mù chữ vùng DTTS và miền núi: Vẫn còn nhiều thách thức (Bài 2)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xóa mù chữ (XMC) vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Nhiều địa phương hiện vẫn còn có người mù chữ, tỷ lệ đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 cao. Việc huy động học viên đến lớp học xóa mù ở các địa phương còn hạn chế. Đây là những vấn đề thách thức trong công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, xa…
Bước tiến mới trong công tác xóa mù chữ vùng DTTS và miền núi: Gia tăng địa phương đạt chuẩn xóa mù chữ (Bài 1)

Bước tiến mới trong công tác xóa mù chữ vùng DTTS và miền núi: Gia tăng địa phương đạt chuẩn xóa mù chữ (Bài 1)

Những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa để nâng cao trình độ dân trí. Nhờ vậy tỷ lệ địa phương đạt chuẩn xóa mù chữ, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng dạy - học chương trình xoá mù chữ ở vùng đồng bào DTTS vẫn còn nhiều việc phải làm.
Khánh Hòa tăng cường thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành (Bài 1)

Khánh Hòa tăng cường thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Hoàng Thanh - CTV - 04:58, 12/12/2023
Khánh Hòa có 35 dân tộc thiểu số (DTTS) với 72.000 người đang sinh sống ở hai huyện miền núi (MN) Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một số xã miền núi thuộc huyện Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa, TP Cam Ranh, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa có 28 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và MN, trong đó có 66 thôn đặc biệt khó khăn; 03 dân tộc gặp nhiều khó khăn gồm: Dân tộc Raglai, dân tộc Ê-đê và dân tộc Cơ Ho (T’rin). Để tạo động lực cho vùng đồng bào DTTS phát triển, Khánh Hòa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho vùng đồng bào DTTS.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 47): Thực trạng trẻ em suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 47): Thực trạng trẻ em suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức

Media - BDT - 17:00, 02/12/2023
Trên thế giới, Việt Nam là 1 trong số 34 quốc gia phải đối mặt nhiều nhất với gánh nặng suy dinh dưỡng. Thông tin từ Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 230 nghìn trẻ em Việt Nam bị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng, trong đó có khoảng 50 nghìn ca là người DTTS. Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ bình thường, đủ dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vùng DTTS và miền núi vẫn đang chiếm tỷ lệ cao so với trung bình cả nước. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức.
Những sáng kiến truyền thông góp phần thúc đẩy quyền trẻ em ở vùng DTTS và miền núi

Những sáng kiến truyền thông góp phần thúc đẩy quyền trẻ em ở vùng DTTS và miền núi

Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách để phát huy vai trò, tiếng nói và sự tham gia của trẻ em, nhất là trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Hội LHPN Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh, chăm lo đến đối tượng yếu thế như phụ nữ và trẻ em DTTS, thúc đẩy quyền, trao cơ hội cho họ vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình.
Khởi sắc vùng đồng bào DTTS và miền núi: Hiệu quả từ các chương trình, dự án đầu tư (Bài 2)

Khởi sắc vùng đồng bào DTTS và miền núi: Hiệu quả từ các chương trình, dự án đầu tư (Bài 2)

Triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS phát triển; góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo của đồng bào, chung tay góp sức để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai dạy học tích hợp bậc THCS tại vùng DTTS và miền núi: Khó chồng khó

Triển khai dạy học tích hợp bậc THCS tại vùng DTTS và miền núi: Khó chồng khó

Media - BDT - 17:00, 11/11/2023
Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 3 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp Trung học cơ sở (THCS). Chương trình giáo dục phổ thông mới của bậc THCS có 2 môn tích hợp đáng quan tâm, là môn Khoa học tự nhiên (tích hợp từ 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và môn Lịch sử - Địa lý (tích hợp 2 môn Lịch sử, Địa lý). Tuy nhiên, khi triển khai các môn học tích hợp này lại bộc lộ những bất cập đối với nhà trường, giáo viên và học sinh ở cấp học này, đặc biệt là tại vùng DTTS, miền núi, vốn dĩ giáo dục khó khăn lại chồng chất khó khăn. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về vấn đề: Triển khai dạy học tích hợp bậc THCS tại vùng DTTS và miền núi: Khó chồng khó.
Nhiều vấn đề liên quan đến đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS được Đại biểu Quốc hội quan tâm

Nhiều vấn đề liên quan đến đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS được Đại biểu Quốc hội quan tâm

Thời sự - Hoàng Quý - 17:00, 03/11/2023
Chiều 3/11, tiếp tục phiên thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đưa ra nhiều vấn đề xoay quanh việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.