Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Minh Nhật - 09:05, 20/03/2025

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, Diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc đều nằm trong khu vực trung tâm của châu Á - Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm từ chăn nuôi đang ngày càng cao. Cả hai nước đều sở hữu quy mô đàn vật nuôi lớn nhất khu vực và thế giới.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ: “Diễn đàn không chỉ là cơ hội trao đổi kiến thức mà còn là nền tảng để hợp tác, phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trong khu vực. Công nghệ và AI sẽ tạo ra cơ hội mới, giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh".

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn

Các chuyên gia cũng trình bày những giải pháp ứng dụng công nghệ số trong ngành chăn nuôi, bao gồm sử dụng AI để theo dõi sức khỏe của đàn lợn, phân tích dữ liệu lớn (Big Data) để tối ưu hóa quy trình chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn. Một trong những điểm nổi bật là việc áp dụng AI trong việc dự đoán tình trạng sức khỏe của lợn, từ đó giúp người chăn nuôi lợn có biện pháp can thiệp kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh như dịch tả lợn châu Phi (ASF).

Chương trình cũng thảo luận về tình hình ngành chăn nuôi và các tiến bộ trong ứng dụng công nghệ tại Trung Quốc. Trung Quốc hiện sở hữu đàn lợn lớn nhất thế giới với 640 triệu con, trong khi Việt Nam đứng thứ sáu toàn cầu với khoảng 50 triệu con. Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ hai thế giới về đàn gia cầm, chỉ sau Trung Quốc.

PGS.TS Lê Văn Phan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn
PGS.TS Lê Văn Phan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn

PGS.TS Lê Văn Phan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ trong việc kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi. Ông Phan cho biết, công nghệ xét nghiệm nhanh, giám sát thông minh và các phương pháp phòng ngừa mới đã giúp giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời tạo ra môi trường chăn nuôi an toàn hơn.

Diễn đàn là cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia và các đối tác từ Trung Quốc và Việt Nam cùng chia sẻ kinh nghiệm về quản lý giống, dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh và ứng dụng công nghệ trong ngành chăn nuôi. Những giải pháp này sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn của hai quốc gia trong tương lai.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngày hội AI tỉnh Điện Biên: Lan tỏa trí tuệ số

Ngày hội AI tỉnh Điện Biên: Lan tỏa trí tuệ số

Sáng 6/5, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Tổ chức STEAM for Vietnam và Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức Ngày hội AI. Ngày hội nằm trong khuôn khổ chiến dịch truyền thông về ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại tỉnh Điện Biên, với chủ đề “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI”.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều 8/5 (giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), tại Thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Nhận diện và hóa giải âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Nhận diện và hóa giải âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Công tác Dân tộc - Hà Anh - 3 giờ trước
Trong thời gian qua, các thế lực thù địch liên tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá với mục tiêu làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Việc nhận diện rõ và chủ động ứng phó với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là yêu cầu cấp thiết, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Vị sư cả của đồng bào Khmer

Vị sư cả của đồng bào Khmer

Gương sáng - Như Tâm - 3 giờ trước
Sinh ra tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, nhưng gần cả cuộc đời ông gắn bó với Cà Mau. Là vị sư sãi tiêu biểu trong cộng đồng Phật giáo Nam tông, cuộc đời của ông là một minh chứng sống động cho phương châm "Tốt đời, đẹp đạo", không chỉ là một vị sư tu hành với tấm lòng từ bi mà còn là người con hiếu thảo và là một chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Tranh thêu trên lá bồ đề - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Tranh thêu trên lá bồ đề - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tranh thêu trên lá bồ đề ở vùng đất truyền thống Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình là sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, kết tinh sự tỷ mỉ, tài hoa, đặc trưng văn hóa Việt và cả khát vọng bảo tồn nghề truyền thống trong nhịp sống hiện đại.
Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn. Vịnh Ngòi Hoa, hồ Mắt Ngọc Hòa Bình. Mường Nhé bảo vệ rừng phòng hộ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Xã hội - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thảo, tại Hoằng Giang, huyện Nông Cống, về hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Danh lam cổ tự Chùa Hà Tiên. Nghệ nhân hơn 50 năm “giữ lửa” nghề dệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật lên tôn trí trên núi Bà Đen

Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật lên tôn trí trên núi Bà Đen

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 4 giờ trước
Kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Quốc bảo của Ấn Độ, đã được cung thỉnh về tôn trí tại núi Bà Đen (Tây Ninh) từ ngày 8 - 13/5.
Bắc Giang: Một cơ sở sản xuất, bán hơn 100.000 đơn hàng giả

Bắc Giang: Một cơ sở sản xuất, bán hơn 100.000 đơn hàng giả

Pháp luật - Minh Nhật - 4 giờ trước
Một cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả số lượng lớn ở Bắc Giang đã rao bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng, thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Media - BDT - 6 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Danh lam cổ tự Chùa Hà Tiên. Nghệ nhân hơn 50 năm “giữ lửa” nghề dệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân "không có giới hạn"

Thời sự - PV - 20:25, 08/05/2025
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.