Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt là chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả tích cực; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số.
Ngày 11/12, tại Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về “ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu (DTTS) và miền núi”, thuộc Dự án 10, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai đầu tư hạ tầng số ở các thôn, làng và tập huấn, hướng dẫn để đồng bào DTTS biết cách ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS.
Giải thưởng "Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam 2022" là Giải thưởng chính thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì. Giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm xuất sắc có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Thời sự -
Sỹ Hào -
16:45, 15/03/2024 Trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2024, Hội Nhà báo Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Báo chí toàn quốc. Diễn đàn sẽ là nơi các chủ đề liên quan đến đời sống báo chí được thảo luận, cùng với giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các lãnh đạo cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý và các chuyên gia truyền thông, công nghệ. Diễn đàn là điểm đến quan trọng để tìm kiếm giải pháp và định hình tương lai của báo chí trong thời đại mới.
6 tháng đầu năm 2022, số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam liên tục phát triển, đã có hơn 3.400 doanh nghiệp công nghệ số được thành lập.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.
Đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam thành lập được 1.033 Tổ công nghệ số cộng đồng. Đây là lực lượng giữ vai trò rất quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong thôn, khối phố.
Kinh tế -
Thuý Hồng -
08:24, 18/04/2022 Từng theo học trung cấp y và đi làm ở bệnh viện 1 năm, nhưng rồi xin nghỉ vì nhận thấy đó không phải đam mê của mình, cô gái dân tộc Mông Ma Thị Chú đã quyết định quay lại với nghề buôn bán thổ cẩm trước đó. Cũng bắt đầu từ đây, Chú “bước chân” vào lĩnh vực nông nghiệp. Cô đã ứng dụng công nghệ số để tiêu thụ nông sản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp địa phương, giúp bà con yên tâm phát triển sản xuất.
Dự kiến từ ngày 16/9, tất cả nhà mạng trong nước sẽ dừng phục vụ thuê bao sử dụng máy điện thoại công nghệ 2G (2G Only). Hiện nay, theo khảo sát, khoảng 11 triệu thuê bao 2G Only đang hoạt động (chiếm tỷ lệ khoảng 9% tổng số thuê bao di động trên toàn quốc) chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, chủ yếu là những thuê bao thuộc đồng bào các DTTS, hộ nghèo, cận nghèo tại những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Với một hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, việc ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp quan trọng để lưu trữ dữ liệu, quản lý và bảo tồn di sản. Cũng từ quá trình này, đã và đang hình thành nên loại hình di sản số.
Xã hội -
Khánh Ngân – Thanh Phong -
18:30, 21/06/2022 “Cuộc chiến” đẩy lùi tiến tới chấm dứt tảo hôn ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS nhiều năm qua chưa bao giờ dễ dàng. "Cuộc chiến" đó vẫn tiếp tục được đẩy mạnh trong thời đại 4.0 với những giải pháp tuyên truyền sáng tạo bằng công nghệ số.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường trong chuyển đổi số, làm lợi thiết thực cho người dân, tham gia giải quyết những vấn đề lớn của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng là nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, đất nước ngày càng hùng cường, thịnh vượng.
Để nghệ thuật truyền thống không bị quên lãng, nhiều nghệ sĩ đang chung tay triển khai những dự án trên nền tảng số, góp phần tạo sức hấp dẫn cho văn hóa xưa. Những cố gắng của họ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của giới trẻ.
"Em Vui" là một hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số” (EMPoWR) do Phái đoàn Liên minh châu Âu và Tổ chức Plan International tại Bỉ đồng tài trợ. Dự án được triển khai tại 11 huyện, 52 xã của 4 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị trong 3 năm từ 2020 đến 2023.
Nền tảng số Make in Vietnam được coi là hạ tầng mềm của không gian số, giúp giải quyết các bài toán của chuyển đổi số, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng, tạo đòn bẩy để các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam hội nhập quốc tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Ðức Ðam vừa ký Quyết định số 2222/QÐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Chiều 24/8, diễn ra phiên họp Ủy ban Xã hội AIPA để xem xét về một số dự thảo nghị quyết, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam dự nội dung này đã đề xuất nhiều ý tưởng về ứng dụng công nghệ để ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.