Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Minh Nhật - 4 giờ trước

Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…

Tăng cường công nghệ thông tin hỗ trợ phụ nữ DTTS
Tăng cường công nghệ thông tin hỗ trợ phụ nữ DTTS

Thu hút phụ nữ tham gia vào chuyển đổi số

Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình chuyển đổi số, không chỉ vì mục tiêu bình đẳng giới mà còn mang lại lợi ích kinh tế và hiệu quả, khi quá trình này có được quan điểm, kinh nghiệm của tất cả các nhóm đối tượng, trong đó có hội viên, phụ nữ DTTS.

Thời gian qua, chị Linh Thị Phương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) đã xây dựng video truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước bằng tiếng dân tộc Mông, trình chiếu trong các buổi sinh hoạt chi hội và mạng xã hội, thu hút sự quan tâm, theo dõi của cán bộ, hội viên, phụ nữ.

Đây được coi là một trong những điểm mới sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức cho người DTTS. Chị Linh Thị Phương còn là một trong hai tác giả đoạt giải nhất cuộc thi “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội”, năm 2024 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.

Chị Linh Thị Phương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) giải Nhất cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” năm 2024
Chị Linh Thị Phương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) giải Nhất cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” năm 2024

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khâu Vai luôn thực hiện tốt phong trào thi đua, các cuộc vận động và nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội. Tuy nhiên, với một xã vùng cao, địa bàn rộng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn cho nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống sinh hoạt, sản xuất cũng như sinh hoạt hội còn nhiều hạn chế.

“Dựa vào tình hình thực tế ở địa phương, chúng tôi tìm ý tưởng, tiến hành xây dựng kịch bản, lựa chọn diễn viên là những hội viên gương mẫu cùng nhau tập luyện, tiến hành quay phim bằng điện thoại di động rồi dựng sản phẩm bằng phần mềm trên máy vi tính. Những nội dung trình chiếu ngắn gọn, dễ hiểu, cảnh quay thực tế, gần gũi với đời sống của người dân và được làm thêm một phiên bản bằng tiếng dân tộc Mông, giúp việc tiếp cận đạt hiệu quả tốt nhất”, chị Phương chia sẻ.

Sau mỗi buổi trình chiếu video, người chủ trì buổi sinh hoạt sẽ giải đáp thêm cho các hội viên về những thông tin, kiến thức đã được tuyên truyền trong video, tăng hiệu quả sinh hoạt so với cách thức truyền thống.

Chị Phương cho biết, đối với các chi hội còn thiếu về cơ sở vật chất, Hội sẽ cho phát video qua hệ thống loa phát thanh của thôn hoặc loa kéo di động của Tổ truyền thông cộng đồng. Cùng với đó, là đăng tải video lên các nhóm zalo của hội viên, nhằm tương tác, nhận được sự góp ý để hoàn thiện về nội dung, góp phần nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chi hội, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Chuyển đổi số,ứng dụng công nghệ số được địa phương xác định, là xu thế tất yếu, giúp phụ nữ DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như phương thức sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ hội viên phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. 

Hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho phụ nữ DTTS như: sử dụng Facebook cho hội viên thúc đẩy hoạt động kinh doanh; hỗ trợ thiết lập xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm trên môi trường trực tuyến; kết nối, tư vấn, hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và kỹ năng livestream bán hàng cho hội viên, phụ nữ kinh doanh khởi nghiệp... Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành nhiều mô hình khởi nghiệp của hội viên, phụ nữ là người DTTS.

Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu, là công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh cho chị em phụ nữ
Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu, là công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh cho chị em phụ nữ

Nhờ sớm ứng dụng các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử mà sản phẩm quần áo, gối thổ cẩm, thảo dược của Hợp tác xã Thiên An, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông đã được giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến với đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh.

 Chị Lý Thị Quyên, Giám đốc Hợp tác xã Thiên An chia sẻ: Với mục tiêu mở rộng thị trường, chúng tôi đã thực hiện chuyển đổi số để giới thiệu các sản phẩm của địa phương trên môi trường mạng. Song trước đây, kiến thức về chuyển đổi số còn rất mới, với chị em phụ nữ DTTS. Do đó, việc ứng dụng trong thực tế vẫn còn lúng túng. Vì vậy, khi được tham gia lớp tập huấn, chúng tôi đã có thêm kiến thức về cách xây dựng gian hàng thương mại điện tử, lập fanpage bán hàng, áp dụng vào phát triển sản phẩm của Hợp tác xã, nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế.

Từ việc thanh toán điện tử đến nhận đơn hàng trên trang mạng, dần dần sẽ mở rộng thêm trên các trang thương mại. Mỗi cách thức thực hiện, phần nào giúp chị em phụ nữ kết nối và tiêu thụ được các sản phẩm của mình, đem lại sự yên tâm cho chị em hội viên phụ nữ đang khởi sự, kinh doanh.

Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu, là công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh cho chị em phụ nữ. Nhận thức được điều này, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ chủ động tìm hiểu, học tập và thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực, ngành, nghề, đem lại những tín hiệu đáng mừng trong phát triển kinh tế của hội viên, nhất là hội viên phụ nữ DTTS.

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, xác định là tổ chức tiên phong vì bình đẳng và phát triển của phụ nữ, Hội ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới chuyển đổi số nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình, hỗ trợ hội viên, phụ nữ hiệu quả vào tham gia quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Đội ngũ cán bộ hội các cấp đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, trau dồi nâng cao trình độ, đổi mới, sáng tạo, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức triển khai các hoạt động hội; xây dựng tổ chức hội ngày một phát triển, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, phát huy vai trò vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa là chủ thể thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 15/10, tại Hà Nội, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về ứng dụng hợp đồng điện tử và tạo không gian trao đổi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai hợp đồng điện tử an toàn trên toàn quốc, trong giai đoạn 2024 - 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chiều 21/10, trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại biểu Quốc hội khóa XV, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 48 phút trước
Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN ) và Hội LHPN các tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương triển khai dự án. Qua giám sát đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.
Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Kiến Văn - 1 giờ trước
Thời gian qua, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) luôn quan tâm, hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn. Đây là những nội dung thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Sức khỏe - PV - 1 giờ trước
Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía Tây Hà Nội.
Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Duy Khánh - 2 giờ trước
Ngày 21/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu năm 2024, gồm 26 đại biểu DTTS tiêu biểu của các huyện, Thành phố, sau chuyến đi tham quan và học tập của đoàn tại một số tỉnh, thành phố. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh...
Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 21/10, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu đến Quảng Ninh trong năm 2024.
Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Ủy ban Kinh tế Nước toàn cầu vừa công bố báo cáo “Kinh tế của nước: Đánh giá chu trình thủy văn như một tài sản chung toàn cầu”, đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về vấn đề: Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã được xin ý kiến về các vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. Theo đó, Quốc hội biểu quyết chọn 3 trong 4 vấn đề đã được cho đại biểu ý kiến để chất vấn thành viên Chính phủ vào ngày 11 và 12/11 tới.
Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị và thu nhập cho đồng bào DTTS tại xã biên giới Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ. Để công tác này đạt hiệu quả tốt, chính quyền địa phương luôn chú trọng định hướng cây trồng phù hợp thực tiễn tập quán, thổ nhưỡng, các ngành chức năng tranh thủ triển khai kịp thời nguồn hỗ trợ cây giống, phân bón từ các chương trình, đề án...đến người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày 21/10, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng DTTS và miền núi năm 2024.
Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Pháp luật - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 3 giờ trước
Phước Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có 22 thành phần DTTS sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Gié Triêng. Trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở địa phương đã phát huy tốt vai trò của mình về công tác tuyên truyền pháp luật xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xóa bỏ tảo hôn và tích trong công tác phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng và người dân.
Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 4 giờ trước
Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…