Trong 9 tháng đầu năm 2023, tình trạng tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng giảm nhưng chưa bền vững. Vấn nạn tảo hôn vẫn còn xảy ra ở các huyện, thị xã dẫn đến mục tiêu giảm 30% số phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu so với năm 2022 chưa đạt chỉ tiêu của UBND tỉnh giao.
UBND huyện Hà Quảng (Cao Bằng) vừa tổ chức 2 lớp tập huấn về tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho gần 100 học viên tại thị trấn Thông Nông và thị trấn Xuân Hòa.
Media -
Ngọc Chí -
18:57, 16/10/2023 Xác định rõ nguyên nhân của tình trạng tảo hôn, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng đây vẫn là bài toán khó đối với chính quyền địa phương vì tình trạng tảo hôn giảm chưa đáng kể.
Huyện vùng cao Tủa Chùa (Điện Biên) có 12 xã, thị trấn với 120 thôn, bản, tổ dân phố; hơn 95% số dân toàn huyện là đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ nhận thức hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết pháp luật, tập quán lạc hậu… là những nguyên nhân khiến tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết còn tồn tại khá phổ biến tại Tủa Chùa.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Nàn Sín (huyện Si Ma Cai, Lào Cai) vừa tổ chức buổi tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh tham gia Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi".
Từ ngày 9 - 14/10/2023, Đoàn công tác tỉnh Quảng Ngãi do ông Đỗ Minh Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi làm Trưởng đoàn đã có chuyến làm việc tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và TP. Hà Nội.
Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên, ngày 12/10, đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Mùa Thanh Sơn, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát thực tế tại xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa.
Xác định rõ nguyên nhân của tình trạng tảo hôn, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS. Trọng tâm là thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021- 2025”.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau tổ chức tập huấn tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cho cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở cấp xã, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc khó khăn, phức tạp và cần huy động nhiều lực lượng tham gia, trong đó không thể không kể đên vai trò của phụ nữ. Nhiều chị em đã trở thành những thành viên tích cực trong tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
UBND xã Phước Hữu phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn xã Phước Hữu năm 2023.
Để tiếp tục hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác dân số, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Hòa Bình đã và đang nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến, thay đổi hành vi của cộng đồng về dân số và phát triển trong tình hình mới.
Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết; các chính sách, pháp luật có liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình cho người dân và các gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên người DTTS, Huyện đoàn Đăk Tô phối hợp với Phòng Dân tộc huyện, Hội LHPN huyện vừa tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023.
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Gia Lai đã tổ chức 136 hội nghị tập huấn cho già làng, Người có uy tín, trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thôn, làng với gần 12.200 lượt người tham dự và xây dựng các mô hình, phiên tòa giả định, hội thi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Vừa qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống bằng nhiều hình thức phong phú. Hàng trăm cán bộ, Nhân dân được phổ biến, tuyên truyền về chủ đề này.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại từ lâu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để lại những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội. Những năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, tỉnh Điện Biên đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn chưa có hồi kết.
Huyện Quang Bình (Hà Giang) có 12 dân tộc cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 92,38%. Những năm qua, Quang Bình đã được thụ hưởng nhiều chính sách dân tộc, qua đó đời sống của đồng bào từng bước được nâng lên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống từng bước được đẩy lùi.
Theo số liệu do Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai tổng hợp khi thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, trong gần 3 năm (từ ngày 1/1/2021 - 31/5/2023), trên địa bàn tỉnh có 2.224 cặp tảo hôn, trong đó có 2.185 cặp là người DTTS.
Thực hiện hướng dẫn của Chi cục Dân số – KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh về triển khai nhiệm vụ công tác dân số năm 2023, Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ vừa ban hành Kế hoạch thực thiện đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2023 trên địa bàn huyện.
Dù chính quyền các cấp ở Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng tảo hôn, thế nhưng ở 2 huyện vùng cao Đakrông và Hướng Hóa tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra. Hệ lụy của tảo hôn là làm suy kiệt giống nòi, nghèo đói và thất học....ai cũng đã biết. Thế nhưng, làm thế nào để chấm dứt tình trạng này, thực sự đang là vấn đề nan giải.