Huyện Quang Bình (Hà Giang) có 12 dân tộc cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 92,38%. Những năm qua, Quang Bình đã được thụ hưởng nhiều chính sách dân tộc, qua đó đời sống của đồng bào từng bước được nâng lên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống từng bước được đẩy lùi.
Theo số liệu do Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai tổng hợp khi thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, trong gần 3 năm (từ ngày 1/1/2021 - 31/5/2023), trên địa bàn tỉnh có 2.224 cặp tảo hôn, trong đó có 2.185 cặp là người DTTS.
Thực hiện hướng dẫn của Chi cục Dân số – KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh về triển khai nhiệm vụ công tác dân số năm 2023, Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ vừa ban hành Kế hoạch thực thiện đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2023 trên địa bàn huyện.
Dù chính quyền các cấp ở Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng tảo hôn, thế nhưng ở 2 huyện vùng cao Đakrông và Hướng Hóa tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra. Hệ lụy của tảo hôn là làm suy kiệt giống nòi, nghèo đói và thất học....ai cũng đã biết. Thế nhưng, làm thế nào để chấm dứt tình trạng này, thực sự đang là vấn đề nan giải.
Với những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị bằng nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đến nay, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cơ bản đã xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tình trạng tảo hôn giảm dần qua từng năm.
Trong các ngày 18 - 20/9, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND huyện Mù Cang Chải tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho cán bộ, công chức xã, công chức theo dõi công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại các xã của huyện Mù Cang Chải.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Kbang vừa tổ chức ra mắt mô hình điểm “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025” tại xã Tơ Tung.
Trước những hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Nhờ đó, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi theo hướng tích cực, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Vừa qua, Đoàn xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại bản Huổi Mắn. Tham dự Hội nghị có 73 đại biểu là Người có uy tín, trưởng bản, Đoàn viên, thanh niên và Nhân dân bản Huổi Mắn.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã phối hợp với UBND xã Mô Rai, huyện Sa Thầy tổ chức lắp đặt, bàn giao, đưa vào sử dụng 2 cụm pa nô tuyên truyền trực quan về phổ biến giáo dục pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn làng Le.
Hoàng Su Phì (Hà Giang) là huyện có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống, trong những năm qua, tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã có xu hướng giảm.
Đó là đánh giá tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 489 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)” giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ban Dân tộc tỉnh tổ chức vào tháng 6 vừa qua. Vẫn còn những trăn trở khi kết quả đạt được chưa như mong muốn...
Triển khai Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi”, vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên tổ chức 12 lớp tập huấn tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho gần 850 đại biểu.
Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó không thể không kể đến dân số ở vùng dân tộc thiểu số. Do đặc điểm riêng của nhóm dân số này nên cần thực hiện việc đa dạng các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Mặc dù tỷ lệ tảo hôn những năm gần đây có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.
Minh Long là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 30km về phía Tây Nam. Dân số của huyện trên 18.778 người, có 2 dân tộc chủ yếu sinh sống là Kinh và Hrê, trong đó dân tộc Hrê chiếm 76%. Mặc dù huyện tích cực triển khai các giải pháp phòng chống tảo hôn, nhưng tình trạng này vẫn còn tồn tại trong vùng đồng bào DTTS.
Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và đội ngũ tuyên truyền viên các cấp, UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) vừa tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từng chịu rất nhiều hệ lụy, thiệt thòi từ những định kiến, bất bình đẳng về giới, nhiều phụ nữ là người DTTS trong các thôn làng ở huyện Đak Pơ (Gia Lai) đã mạnh mẽ vượt qua định kiến, trở thành những tuyên truyền viên tích cực. Qua đó, dần làm thay đổi nhận của cộng đồng về phụ nữ, khẳng định về vị thế của họ trong cộng đồng.
Thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, tỉnh Kiên Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Nhằm thực hiệu hiệu quả Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những năm qua huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã và đang tích cực triển khai các giải pháp, đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống TH&HNCHT, từ đó đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.