Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi phụ nữ trở thành tuyên truyền viên đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quý Hoàng - 07:35, 09/10/2023

Xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc khó khăn, phức tạp và cần huy động nhiều lực lượng tham gia, trong đó không thể không kể đên vai trò của phụ nữ. Nhiều chị em đã trở thành những thành viên tích cực trong tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chị Y Gar (bên phải) tuyên truyền cho người dân tác hại của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết
Chị Y Gar (bên phải) tuyên truyền cho người dân tác hại của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Đăk Ruồng không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại ở tỉnh Kon Tum. Tại xã Ðăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, nhờ hoạt động tích cực của đội ngũ cán bộ tuyên truyền, vận động ở cơ sở nên không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Một trong những người góp phần tích cực trong thành tích trên là chị Y Gar, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn 12 (làng Kon Slak).

Là cán bộ Ban công tác Mặt trận thôn, được tham dự nhiều lớp tập huấn do các cấp, các ngành tổ chức, được sự chia sẻ của các cán bộ chuyên môn về y tế, giáo dục và pháp luật, chị Y Gar đã sớm nhận thức được những tác hại của việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên.

Ðể làm thay đổi nhận thức của đồng bào, chị Y Gar đã có nhiều sáng kiến trong tuyên truyền như: Tổ chức các cuộc họp thôn để phổ biến, tuyên truyền; cụ thể hóa các nội dung thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Bên cạnh đó, chị Y Gar đã vận động chị em tham gia các hoạt động tập thể, đổi công lao động giữa các nhóm hộ, các hộ gia đình, tranh thủ thời gian tuyên truyền đến từng hộ gia đình...

Nhờ đó, trong thời gian gần đây, việc chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình trên địa bàn xã đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ đã tự giác chấp hành và thường xuyên tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình cùng thực hiện tốt chính sách, pháp luật; đồng thời chủ động tiếp thu nhiều thông tin liên quan đến vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để tuyên truyền, giáo dục con em mình.

Bí thư Ðảng ủy xã Ðăk Ruồng Hoàng Ðình Hải cho biết: Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, trong những năm qua, chị Y Gar luôn gương mẫu, tích cực trong việc xóa bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bên cạnh đó, chị còn đến từng nhà tuyên truyền, vận động, giải thích, giúp người dân nâng cao nhận thức và chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước, góp phần giúp đồng bào các dân tộc trong xã chí thú làm ăn, ngày càng phát triển kinh tế gia đình.

Chị Triệu Thị Sê (áo tím) tham gia tuyên truyền đến từng người trong thôn về những tiêu cực của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Chị Triệu Thị Sê (bìa phải) tham gia tuyên truyền về những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quyết tâm đẩy lùi nạn tảo hôn

Nhiều tháng nay, chị Triệu Thị Sê ở thôn Khuổi Soan, xã Hồng Quang, Lâm Bình, Tuyên Quang đã "gõ từng nhà, rà từng người" để chia sẻ về những hậu quả khôn lường của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến kinh tế, sức khỏe của cả gia đình.

Là người phụ nữ dân tộc Dao có hai con đang độ tuổi dậy thì, chị Sê rất quan tâm vấn đề giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để làm hành trang kiến thức giáo dục con cái.

Từ những buổi tham gia nghe tuyên truyền về những hậu quả khôn lường của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, chị Sê trở thành tuyên truyền viên nòng cốt của xã Hồng Quang tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Chị Sê cho biết, trước đây, tôi không biết về những hệ luy hôn nhân cận huyết thống sẽ có nguy cơ sinh con dị tật và mang bệnh di truyền cao. Từ đó, gia đình hai bên có nguy cơ kiệt quệ về cả trí lực, sức khỏe lẫn kinh tế. Qua các buổi tham gia tập huấn, được nghe tuyên truyền tôi đã hiểu rõ hơn, từ đó quyết tâm vận động đồng bào bài trừ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

UBND huyện Lâm Bình tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi cấp huyện về ""Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số", với các thành viên tham gia là người dân tộc thiểu số
UBND huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi cấp huyện về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số", với các thành viên tham gia là người dân tộc thiểu số

Chị Sê cho chia sẻ thêm: hồi tháng 8/2023, UBND huyện Lâm Bình tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi cấp huyện về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số". Nội dung xoay quanh các vấn đề, như: Tìm hiểu tác hại, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; các giải pháp phòng, chống; các chính sách, pháp luật có liên quan đến Luật Hôn nhân và Gia đình; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số; công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em… Tham gia hội thi tôi được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tuyên truyền; đồng thời trang bị thêm kiến thức pháp luật phục vụ cho công tác tuyên truyền phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Với sự cố gắng, nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai dưới nhiều hình thức và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên phụ nữ và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp trong đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả, từng bước giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phước Sơn (Quảng Nam) đẩy lùi tập tục lạc hậu đối với người dân vùng đồng bào DTTS

Phước Sơn (Quảng Nam) đẩy lùi tập tục lạc hậu đối với người dân vùng đồng bào DTTS

Trong 2 ngày (ngày 16 và 17 tháng 10), huyện Phước Sơn tổ chức Chiến dịch truyền thông, nhằm bàn giải pháp xóa bỏ các tập tục lạc hậu và một số vấn đề cấp thiết cho phụ nữ, trẻ em vùng DTTS gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị 27 về “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân vùng đồng bào DTTS, để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” của Ban Thường vụ Huyện ủy năm 2024. Chiến dịch truyền thông được tổ chức tại xã vùng cao Phước Chánh và thị trấn Khâm Đức.
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 5 phút trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 9 phút trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 12 phút trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 14 phút trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.