Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên Quang: Tỷ lệ tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS giảm nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra

T. Nguyên - 05:55, 11/09/2023

Đó là đánh giá tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 489 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)” giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ban Dân tộc tỉnh tổ chức vào tháng 6 vừa qua. Vẫn còn những trăn trở khi kết quả đạt được chưa như mong muốn...

Cán bộ Hội Phụ nữ xã Kiến Thiết (huyện Yên Sơn) tuyên truyền về đẩy lùi nạn tảo hôn tới đồng bào dân tộc thiểu số thôn Làng Un
Cán bộ Hội Phụ nữ xã Kiến Thiết (huyện Yên Sơn) tuyên truyền về vấn nạn tảo hôn cho đồng bào DTTS thôn Làng Un

Từ năm 2021, Tuyên Quang thực hiện Đề án 498 gắn với Tiểu dự án 2, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”. Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh - cơ quan chủ trì tham mưu Đề án 498 phối hợp với UBND các huyện xây dựng mô hình điểm tại 7 xã thuộc 6 huyện. Đó là xã: Trung Minh, Hùng Lợi (Yên Sơn); Xuân Lập (Lâm Bình), Hùng Mỹ (Chiêm Hóa); Hồng Thái (Na Hang); Yên Lâm (Hàm Yên); Đông Thọ (Sơn Dương).

Tại các xã có mô hình điểm, từ xã đến thôn tăng cường tuyên truyền, vận động, các thôn tổ chức cho từng hộ gia đình ký cam kết không để cho con, cháu trong gia đình tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch của xã tăng cường quản lý, cung cấp thông tin, tư vấn cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn; làm thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn. Các thành viên Tổ tư vấn thôn nhận rõ vai trò, trách nhiệm, sâu sát đến từng hộ dân để kịp thời nắm bắt tình hình, tư tưởng; tổ chức gặp gỡ, vận động những gia đình đang có con, em bỏ học, những trường hợp có ý định kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật để kịp thời ngăn chặn.

Cán bộ Trạm Y tế xã Xuân Lập (huyện Lâm Bình) tuyên truyền tới bà con dân tộc Mông, thôn Nà Lòa cần xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn
Cán bộ Trạm Y tế xã Xuân Lập (huyện Lâm Bình) tuyên truyền tới bà con dân tộc Mông, thôn Nà Lòa cần xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, đồng bào DTTS nói chung và người dân trên địa bàn các xã có mô hình điểm đã được nâng cao nhận thức, thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đồng bào DTTS có nhận thức đầy đủ hơn về hậu quả, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Từ đó có sự thay đổi trong hành vi góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Theo bà Hoàng Thị Thắm, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, tỷ lệ tảo hôn trong vùng DTTS của Tuyên Quang có xu hướng giảm dần song vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Mục tiêu Đề án là giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn; 3% - 5% số cặp hôn nhân cận huyết thống đối với các địa bàn, các DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao. Tuy nhiên, mức giảm chỉ đạt 0,06%; chưa đạt mục tiêu Đề án 498 đưa ra.

Để đạt được mục tiêu đề ra, các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh cần nâng cao trách nhiệm, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong phòng, chống tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Các sở, ngành, các cơ quan liên quan phối hợp với các địa phương đẩy mạnh và đổi mới phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình. Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào DTTS; trong đó tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tình trạng trên.

Lắp đặt pano để tuyên truyền ngăn chặn tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS
Lắp đặt pano để tuyên truyền ngăn chặn tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Từ tỉnh đến cơ sở chú trọng công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện, ngăn ngừa các đối tượng có nguy cơ tảo hôn; tăng cường quản lý Nhà nước về công tác hôn nhân và gia đình; thực hiện nghiêm việc xử lý các trường hợp vi phạm về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cơ sở triển khai thực hiện Đề án cần nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng. Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình điểm Đề án 498 tại các xã và trường học vùng DTTS và miền núi.

Trong thời gian tiếp theo, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục coi công tác chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên đổi mới phương pháp, cách thức tuyên truyền, tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Việc triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo đồng bộ, toàn diện; chủ động thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp có nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phước Sơn (Quảng Nam) đẩy lùi tập tục lạc hậu đối với người dân vùng đồng bào DTTS

Phước Sơn (Quảng Nam) đẩy lùi tập tục lạc hậu đối với người dân vùng đồng bào DTTS

Trong 2 ngày (ngày 16 và 17 tháng 10), huyện Phước Sơn tổ chức Chiến dịch truyền thông, nhằm bàn giải pháp xóa bỏ các tập tục lạc hậu và một số vấn đề cấp thiết cho phụ nữ, trẻ em vùng DTTS gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị 27 về “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân vùng đồng bào DTTS, để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” của Ban Thường vụ Huyện ủy năm 2024. Chiến dịch truyền thông được tổ chức tại xã vùng cao Phước Chánh và thị trấn Khâm Đức.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định trung dũng kiên cường, luôn là tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước

Bình Định trung dũng kiên cường, luôn là tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 3 phút trước
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, tổ chức tối 30/3.
Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 31/3, Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 - 13/4, với sự tham gia của hơn 900 nghệ nhân, đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên

Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên

Sắc màu 54 - Hà Phương - 1 giờ trước
Chợ phiên Bắc Hà không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn ghi dấu trên bản đổ du lịch Đông Nam Á. Phiên chợ lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống và sắc màu cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả làng Đông Sơn

Tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả làng Đông Sơn

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 31/3 (tức ngày 3/3 năm Ất Tỵ), UBND phường Hàm Rồng (Tp. Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả, làng Đông Sơn, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến chiêm bái.
Khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng

Khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng 31/3, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Tham dự buổi Lễ khởi công có lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Mèo Vạc (Hà Giang) xóa trắng tà đạo “San sư khẻ tọ”

Mèo Vạc (Hà Giang) xóa trắng tà đạo “San sư khẻ tọ”

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Những năm qua, tà đạo “San sư khẻ tọ” đã xâm nhập vào đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và bức xúc trong cộng đồng. Tuy nhiên, với việc linh hoạt triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, trong đó có công tác dân vận khéo nhiều hộ theo tà đạo “San sư khẻ tọ” ở huyện Mèo Vạc đã quay trở lại thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 4 giờ trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.