Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đa dạng các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số

Trí Phương - 19:05, 07/09/2023

Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó không thể không kể đến dân số ở vùng dân tộc thiểu số. Do đặc điểm riêng của nhóm dân số này nên cần thực hiện việc đa dạng các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.

Huyện Bắc Hà (Lào Cai) hưởng ứng chiến dịch phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Huyện Bắc Hà (Lào Cai) hưởng ứng chiến dịch phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

Để thực hiện thành công các mục tiêu về công tác dân số đến năm 2030, các địa phương thực hiện tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các tổ chức, đoàn thể trong công tác chỉ đạo, điều hành; phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, các lực lượng trong công tác tuyên truyền; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong vận động quần chúng để thực hiện tốt việc truyền thông thay đổi nhận thức, xóa bỏ các quan niệm, hủ tục lạc hậu.

Với tỉnh Lào Cai, là tỉnh vùng cao, biên giới gồm 25 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 66,2% dân số, sống trải dài ở 138 xã, phường, thị trấn. Nhờ làm tốt chính sách dân số mà chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS ngày càng nâng lên, đặc biệt là công tác tuyên truyền về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ). Kết quả đạt được là số cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ luôn tăng hàng năm, quy mô gia đình có 2 con ngày càng phát triển tại các địa phương vốn có quan niệm sinh nhiều con.

Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục được triển khai lồng ghép thông qua các chiến dịch truyền thông, các cuộc họp tại xã, thôn, bản đến các đối tượng là người sắp kết hôn, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, Người có uy tín trong cộng đồng và đặc biệt chú trọng tuyên truyền về Luật hôn nhân và Gia đình, những hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng đến giống nòi, đến sức khỏe của phụ nữ và trẻ em...

Trong 6 tháng đầu năm 2023 số người tảo hôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã giảm 58% so với cùng kỳ năm 2022 (năm 2022 là 165 người); tuyên truyền vận động ngăn chặn được 156 người từ bỏ ý định tảo hôn. Tuy nhiên, các địa phương vẫn còn để xảy ra 348 phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu.

Nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS trên địa bàn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp để ngăn chặn tình trạng tảo hôn và phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con. Năm 2023, Lào Cai đặt mục tiêu không còn hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số; giảm 30% số người dân tộc thiểu số tảo hôn; giảm 30% phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu so với năm 2022.

Thực hiện mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS. Tiếp tục duy trì, xây dựng các Mô hình điểm can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và giảm số phụ nữ DTTS dưới 18 tuổi sinh con theo Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 07/4/2022 của UBND tỉnh Lào Cai; tăng cường đổi mới các hoạt động tại Mô hình để thu hút nhân dân tham gia, nhất là phụ nữ, các thanh thiếu niên và cha mẹ có con là thanh thiếu niên. Tỉnh cũng duy trì thực hiện 17 mô hình điểm can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gắn với thực hiện “Dân vận khéo về cải tạo tập quán lạc hậu”.

Trường TH&THCS Chiềng Yên (Vân Hồ, Sơn La) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Trường TH&THCS Chiềng Yên (Vân Hồ, Sơn La) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Đổi mới hình thức tuyên truyền

Tuyên truyền là hình thức phổ biến kiến thức được thực hiện từ nhiều năm nay trong việc nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS. Tuy nhiên, do đặc điểm của công tác dân số hiện nay cũng như sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nên việc đổi mới hình thức tuyên truyền hết sức cần thiết.

Tỉnh Sơn La đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục giới tính cho học sinh bậc THCS và THPT, góp phần giúp các em nhận thức được những tác hại của việc mất cân bằng giới tính, tảo hôn, hôn nhân cận huyết và phòng tránh xâm hại tình dục.

Vân Hồ là huyện vùng cao, với trên 80% học sinh là người DTTS. Từ năm học 2018 - 2019 đến nay, huyện có 20 cặp học sinh trong độ tuổi 13 - 16 bỏ học để kết hôn. Thời gian gần đây, tuy tình trạng tảo hôn đã giảm nhưng số học sinh bỏ học để kết hôn vẫn còn. Nguyên nhân là do các em chưa hiểu về hệ lụy của tảo hôn. Trong khi đó, gia đình muốn có thêm lao động nên không ngăn chặn việc các em kết hôn sớm, còn nặng nề tư tưởng có con trai để nối dõi. Cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ, chưa đủ tuổi thành niên thường rất khó khăn do phụ thuộc gia đình, không có kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ.

Trước thực tế trên, công tác giáo dục giới tính cho học sinh bậc THCS và THPT đã và đang được các cơ quan, đoàn thể trong huyện tích cực triển khai thông qua nhiều hình thức. Từ đó, giúp các em hiểu biết để không bỡ ngỡ trong quá trình phát triển thể chất cũng như có thêm kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống và xây dựng tình bạn trong sáng ở học đường.

Còn tại huyện Mộc Châu, công tác tuyên truyền, phổ biến về giảm thiểu mất cân bằng giới tính gặp không ít khó khăn. Ngành Giáo dục huyện đã tổ chức, duy trì hoạt động của câu lạc bộ “Bạn gái tiêu biểu” tại các trường THCS, THPT.

Cô giáo Trần Thị Thủy, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Lóng Sập cho biết, nhà trường thường xuyên quan tâm đến học sinh ở những giờ trực bán trú vào buổi chiều, buổi tối. Ở độ tuổi của các em, nhất là những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, việc chú trọng giáo dục giới tính là rất cần thiết. Qua đó, giúp các em không chỉ biết để phòng tránh cho mình, mà còn tuyên truyền cho các bạn cùng phòng, ở trường và khi về nhà.

Sơn La hiện có gần 398 nghìn trẻ em dưới 16 tuổi. Giai đoạn từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 100 vụ xâm hại trẻ em, trong đó 80% là xâm hại tình dục. Việc giáo dục giới tính nhằm ngăn chặn, đẩy lùi nạn xâm hại, bạo lực đối với trẻ em, giúp học sinh có kiến thức về tảo hôn, kết hôn cận huyết thống đang được ngành Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh thực hiện.

Ngoài ra, Sơn La còn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tuyên truyền miệng, qua loa phát thanh, sân khấu hóa và lồng ghép vào các buổi họp thôn, xóm để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về dân số, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bên cạnh đó là sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là các già làng, trưởng bản, những Người có uy tín trong cộng đồng tới từng hộ dân tuyên truyền đã giảm thiểu tình trạng hôn nhân cận huyết và tảo hôn, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dân số.

Một buổi truyền thông về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống do Hội LHPN huyện Hoàng Su Phì tổ chức tại chợ phiên
Một buổi truyền thông về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống do Hội LHPN huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) tổ chức tại chợ phiên

Còn lại Hà Giang, thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: 2021 – 2025, về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hà Giang đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện. Thông qua thực hiện kế hoạch nhằm thay đổi nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi trong thực hiện quy định về hôn nhân và gia đình; tạo đồng thuận, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân; tác hại, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với gia đình, xã hội.

Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, hoạt động chiếu bóng các phim ngắn, phim tài liệu về đề tài này đang phát huy hiệu quả tích cực tại các địa bàn vùng sâu, xa ở Hà Giang. Qua giải pháp tuyên tuyền trực quan, sinh động đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật cho đồng bào.

Tuy mới được triển khai từ tháng 3, các Đội chiếu bóng, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh đã tổ chức được trên 200 buổi chiếu bóng lưu động, thu hút trên 39.000 lượt người xem. Cùng với công tác dân vận của mỗi địa phương, hoạt động này đã mang lại hiệu quả, từng bước vận động xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hà Giang còn phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các chợ phiên. Hội LHPN huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã có sáng kiến in trên quạt những nội dung tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và 4 nội dung nhiệm vụ do Hội chủ trì triển khai thực hiện Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em để phát cho đồng bào ở chợ phiên.

Mặc dù đây là cách làm không mới, nhưng đối với đặc thù tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Hà Giang, hoạt động này rất phù hợp và thu hút đông đảo bà con tham gia khi vừa được thưởng thức văn hóa, vừa tiếp cận với kiến thức trọng tâm, dễ hiểu. Qua những thông điệp tuyên truyền, đồng bào đã có thêm kiến thức, nâng cao ý thức và tích cực xây dựng đời sống văn hoá, từng bước xoá bỏ các hủ tục.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Điểm yếu hạ tầng ở vùng đồng bào Lô Lô (Bài 9)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Điểm yếu hạ tầng ở vùng đồng bào Lô Lô (Bài 9)

Đồng bào dân tộc Lô Lô cư trú chủ yếu ở vùng cao, xa xôi, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Hà Giang. Mặc dù đã được quan đầu tư, hỗ trợ nhưng hiện nay, ở các địa bàn có đông đồng bào Lô Lô sinh sống, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống vẫn còn yếu kém đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như kết quả giảm nghèo của đồng bào dân tộc Lô Lô.
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Văn hóa được xác định là sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.