Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang trải rộng trên 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ với nhiều đặc trưng riêng như thiên nhiên, văn hóa, có giá trị rất lớn đối với ngành Du lịch Hà Giang. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế-xã hội, nhiều giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng của Cao nguyên đá có nguy cơ bị mai một, đặc biệt là kiến trúc truyền thống.
Ấn Độ được mệnh danh là chiếc nôi của tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt với nghệ thuật thêu tay gắn liền với các trang phục truyền thống của người Ấn Độ luôn là yếu tố quyết định tạo ra sản phẩm lộng lẫy và khác biệt
Bình Định vốn nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, có lịch sử hàng trăm năm, góp phần tạo nên bản sắc riêng của đất và người Bình Định như, rượu Bàu Đá, bánh ít lá gai, bánh tráng dừa tam quan... Vì nhiều lý do, một số làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một. Trước thực tế này, nhiều cơ sở làng nghề đã mạnh dạn đổi mới sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tối ngày 1/11, tại Khu di tích lịch sử Truông Bồn, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Báo Nhân Dân long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Truông Bồn - Miền đất huyền thoại" nhân dịp Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Truông Bồn.
“Trang phục truyền thống của các dân tộc là di sản văn hóa tồn tại từ nhiều đời, là thông điệp quá khứ để lại cho ngày nay. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống là vô cùng cần thiết. Nếu trang phục truyền thống không còn tồn tại, bị mai một sẽ làm mất đi giá trị tín ngưỡng, giá trị tâm linh và bản sắc của các dân tộc. Những bộ trang phục của đồng bào dân tộc gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người”.
Dân tộc Cơ-tu là một trong số ít DTTS ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên còn bảo lưu được các giá trị nguyên gốc của văn hóa truyền thống.
Để tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, biểu dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số là những tấm gương xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế, đạt điểm cao trong các kỳ thi PTTH quốc gia, năm học 2016-2017, được xét tuyển vào các trường Đại học.
Với mong muốn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, nhiều nghệ nhân người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang từng ngày nỗ lực truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Làng Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm gốm truyền thống. Tuy nhiên, để nghề gốm có thể “sống khỏe” trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện nay, người dân Phù Lãng đã phải chuyển đổi theo cách thức sản xuất mới…
Từ ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những nghệ nhân ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định như Vân Canh, Vĩnh Thạnh đã truyền đam mê văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ bằng cách kết hợp vừa biểu diễn và truyền dạy nhằm duy trì, phát triển đội ngũ kế cận.
Nằm cách trung tâm Hà Nội 35km về phía Tây Nam, làng nghề mây tre đan Phú Vinh, Phú nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội, được biết đến như một trong những làng nghề truyền thống có tiếng.
Những năm qua, ngành chức năng và các địa phương tỉnh Đăk Lăk đã có nhiều biện pháp khôi phục, bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn kết buôn làng, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa.
Nằm trong Chương trình hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ”, nhóm nghệ nhân, đồng bào dân tộc Raglai, tỉnh Ninh Thuận đã tái hiện trích đoạn trong Lễ cưới truyền thống-một nghi lễ mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Raglai tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Văn hóa truyền thống các dân tộc rất ít người đã và đang biến mất là một thực tế. Dù đã có nhiều giải pháp được các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương triển khai nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc ít người vẫn còn là bài toán nan giải.
Bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc rất ít người đang mai một hoặc bị biến dạng nghiêm trọng, dễ nhận thấy nhất là những giá trị văn hóa vật thể. Đó là cấu trúc làng bản, là nhà ở, là những công trình văn hóa gắn liền với đời sống của đồng bào….
Với đồng bào Khmer, ngôi chùa là nơi phát huy truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, tiếng nói, chữ viết... Đặc biệt, những ngôi chùa còn góp phần bảo tồn, phát huy những môn thể thao dân tộc truyền thống.
Nhiều thập kỷ qua, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hình thành nhiều làng nghề truyền thống ăn theo mùa nước nổi. Tuy nhiên, sau nhiều năm liên tiếp lũ không về, làng nghề phục vụ cho muà nước nổi vắng khách. Năm nay, nước đầu nguồn đổ mạnh, lũ về sớm, bà con làng nghề rất phấn khởi, tất bật sản xuất, làng nghề lại hồi sinh phục vụ nhu cầu đánh bắt thủy sản tại địa phương và bán sang nước bạn láng giềng.
Trong những năm gần đây, trong các cuộc tiếp khách của một số đội văn nghệ tại các bản văn hóa Thái ở Điện Biên có kiểu uống rượu được gắn cho cái tên rất hài hước, đó là uống rượu kiểu khát vọng: khát vọng 1; khát vọng 2; khát vọng 3...., hay uống rượu theo kiểu Thái Tây Bắc... Liệu có phải đây là nét văn hóa uống rượu của người dân tộc Thái thời ông cha ta truyền lại cho thế hệ con cháu mình hay không?
Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là một chủ đề nóng, thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận. Vì vậy, việc tăng cường truyền thông tới cộng đồng xã hội về lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, với cách truyền thông ATTP hiện nay đang bộc lộ một số hạn chế, thậm chí khiến người dân không khỏi hoang mang.
Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi với 3 dân tộc thiểu số Hrê, Cor, Ca dong, sống chủ yếu ở các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Tây Trà và Minh Long. Những năm qua, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây luôn đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, đáng mừng là vẫn có những người con của buôn làng nặng lòng với việc lưu giữ giá trị truyền thống của dân tộc mình.