Media -
Trọng Bảo -
09:15, 21/02/2024 Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống và quan trọng bậc nhất trong văn hóa của đồng bào dân tộc Dao đỏ. Trong đó, đại lễ cấp sắc 12 đèn, hay còn gọi là Tẩu Sai diễn ra trong 5 ngày 4 đêm liên tục. Nghi lễ cấp sắc thể hiện văn hóa riêng biệt của người Dao đỏ, ghi nhận sự trưởng thành của đàn ông.
Media -
BDT -
17:00, 03/02/2024 Trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống luôn là một yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng nên bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào DTTS. Đành rằng theo thời gian, cùng với những giá trị văn hóa khác, trang phục truyền thống đã có sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu và điều kiện sống thực tế của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, dù xuất hiện ở đâu, trong hoàn cảnh nào, ngoài đời hay trên sân khấu, trang phục truyền thống cũng cần phải được trân trọng bằng cách sử dụng chúng một cách phù hợp. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về “Giới hạn nào cho cách tân trang phục truyền thống”?
Media -
BDT -
09:08, 27/12/2023 Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê vừa được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.
Lạng Sơn là mảnh đất có nhiều lợi thế để phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống, gắn với tôn giáo tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh, kinh tế cửa khẩu. Việc khai thác những thế mạnh này sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội.
Media -
BDT -
08:25, 25/11/2023 Đến vùng đất Kon Tum, ngoài tham quan cảnh đẹp thơ mộng của các ngôi làng truyền thống bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa, các đoàn du khách từ phía Bắc rất thích thú được tìm hiểu về các lễ hội đặc sắc của cộng đồng các DTTS tỉnh Kon Tum. Nhiều du khách rất ấn tượng với thanh âm của giai điệu cồng chiêng của đồng bào nơi đây. Sự hấp dẫn của du lịch Tây Nguyên, mà theo nhiều du khách đánh giá, sẽ không thể có được, nếu thiếu đi các giá trị văn hóa vốn rất phong phú, đặc sắc, khi đến vùng đất Bazan này.
Thời gian qua, xuất phát từ nhu cầu gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thành lập nhiều câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Việc thành lập và phát triển mô hình câu lạc bộ văn hóa đã góp phần rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, qua đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc được trực tiếp tham gia, đồng thời được hưởng thụ các kết quả do hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mang lại.
Thời gian qua, từ nguồn ngân sách Nhà nước, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đầu tư phát triển mạng lưới chợ truyền thống. Việc phát triển chợ ở miền núi và vùng đồng bào DTTS không chỉ giúp đẩy mạnh giao thương mà còn lan tỏa nét văn hóa vùng miền.
Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Bằng những cách làm cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đã dần được khôi phục lại trong các buôn làng.
Tối 20/4, tại Tp. Quảng Ngãi, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ bế mạc và trao giải cho các đoàn tham gia Hội thao kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc.
Chương trình Hỗ trợ các nghệ nhân Philippines của Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia Philippines cung cấp nguồn tài trợ bền vững cho các nghệ nhân và thợ thủ công tại các cộng đồng bản địa trên khắp đất nước. Chương trình nhằm thúc đẩy các nghệ nhân trau dồi khả năng sáng tạo, sản xuất và quảng bá hàng thủ công, đồng thời nâng cao sinh kế và truyền lại kiến thức, kỹ năng cho các thế hệ sau.
Nhân dịp 91 năm Ngày truyền thống Công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2021), lãnh đạo Ban Dân vận tỉnh ủy Thanh Hóa đã đi thăm và tặng quà cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn hai huyện Cẩm Thủy và Quan Hóa.
Cũng như bánh chưng của người Kinh, trong mâm cỗ ngày Tết dâng lên bàn thờ tổ tiên của người Mường không thể thiếu loại bánh này.
Hiểu về truyền thống một cách thấu đáo trong mối quan hệ hài hòa với dòng chảy của thời đại, các nhà thiết kế có thể tìm thấy chất liệu, cảm hứng sáng tạo trong kho báu di sản đồ sộ của dân tộc, từ đó cho ra đời các sản phẩm mang đậm hơi thở cuộc sống hiện nay, nhưng vẫn chuyển tải nét độc đáo của hồn cốt Việt.
Ở vùng ngã ba biên giới, có một dòng họ giàu truyền thống hiếu học, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, luôn tích cực chịu khó học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác. Những người con của dòng họ đã trở thành những con người có ích cho xã hội. Đó là dòng họ Xiêng Thanh, dân tộc Giẻ Triêng ở xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đây là dòng họ lớn nhất và có truyền thống hiếu học nhất ở xã biên giới Đăk Nông.
Ở Phú Yên hiện nay, mặc dù thế hệ trẻ người Chăm (nhóm Chăm H’roi) đã có điều kiện tiếp xúc với những trang phục hiện đại, phổ thông, nhưng trang phục truyền thống vẫn luôn có sức sống bền vững trong tâm thức cộng đồng.
Xã hội -
ĐỨC VIỆT -
09:28, 02/10/2019 Nơi miền sơn cước tỉnh Quảng Trị bây giờ chẳng còn nhiều những căn nhà dài truyền thống của người Pa Kô. Mỗi khi những căn nhà dài hiếm hoi còn lưu giữ được giữa đại ngàn ấy, tôi như lạc vào một miền cổ tích xa xôi…
Để bảo tồn, khôi phục các lễ hội, nghi lễ truyền thống của đồng bào các DTTS trong bối cảnh hội nhập, việc đưa các lễ hội, nghi lễ truyền thống lên sân khấu như cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội, nghi lễ. Tuy nhiên, mỗi lễ hội, nghi lễ đều mang giá trị tâm linh, vì thế việc hiểu đúng và giữ chuẩn mực khi sân khấu hóa là điều bắt buộc.
Nghệ sĩ Phạm Đức Thành trân trọng cây đàn bầu như sự kết tinh cả truyền thống và nhân cách Việt Nam. Đây cũng là lý do vì sao dù nhiều năm sinh sống ở nước ngoài, ông vẫn mãi đau đáu về thứ âm thanh mà ông coi là “tiếng lòng của dân tộc” và mong muốn cả thế giới sẽ biết đến nó.
Với phương châm lấy yếu tố người dân, di sản văn hóa-giá trị cốt lõi của địa phương làm trung tâm, qua 6 kỳ tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, và đây là lần thứ 7, tỉnh Đăk Lăk đã phát huy tối đa nội lực của địa phương trong xây dựng và nâng cao giá trị kinh tế, quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước; khai thác, giới thiệu, quảng bá văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
“Các bạn trẻ dân tộc Chơ Ro chưa mất đi niềm yêu thích với các trang phục truyền thống. Qua trao đổi, lớp trẻ vẫn mong có được những bộ trang phục mới để mặc trong những dịp trọng đại nhất của đời mình. Từ những mong muốn này, chúng tôi tiếp tục sửa lại vài chi tiết nhỏ để trang phục thêm hoàn chỉnh”, ông Trần Tấn Vĩnh, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh bà Rịa-Vũng Tàu, người con của dân tộc Chơ Ro chia sẻ.