Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn và phát huy giá trị nhạc cụ truyền thống dân tộc Chăm

Thái Tuyên - 09:22, 20/07/2024

Dân tộc Chăm có nhiều loại hình văn hóa phi vật thể hàm chứa những nội dung phong phú, chuyển tải các phương diện rõ nét về xã hội, con người và phản ánh trung thực các hiện tượng xã hội, phong tục tập quán và ước mơ của con người về một xã hội tốt đẹp thông qua diễn trình của lễ hội. Trong đó, nhạc cụ truyền thống đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng của người Chăm.

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư

Nhạc cụ truyền thống của người Chăm bao gồm trống ginang, trống baranưng, kèn saranai, đàn kanhi, chiêng, lục lạc… Riêng trống ginang giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống Lễ hội Rija, hiện đang được lưu giữ và phát huy tại các làng Chăm theo đạo Bàlamôn và Bàni. Bà con quan niệm âm vang rộn ràng, sôi động của trống ginang sẽ xua đi những điều xấu xa, xui xẻo của năm cũ và cầu mong năm mới được thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân sinh vật thịnh, làng xóm yên vui như ý nghĩa của Lễ hội Rija Nâgar (Lễ Đạp lửa đầu năm).

Khi sử dụng ba loại nhạc cụ trống ginang, trống baranưng và kèn saranai, ta sẽ thấy kèn saranai ở trên tượng trưng cho phần đầu, mặt và hơi thở lời nói, trống baranưng ở giữa là phần bụng, trống ginang đặt chéo hình chữ X là đôi bàn chân, tạo nên một hình thể con người hoàn chỉnh, không thể thiếu trong tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm. Với vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh như thế, nên trước đây đa phần trong mỗi gia đình, tộc họ theo chế độ mẫu hệ của người Chăm, hầu như nhà nào cũng có một cặp trống ginang và baranưng treo trong nhà, nhất là tộc họ có chức sắc Mâduen (thầy vỗ) và Ka-ing (thầy múa lễ).

Ban Tổ chức và học viên tại Lễ bế mạc Lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc Chăm tại xã Phú Lạc
Ban Tổ chức và học viên tại Lễ bế mạc Lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc Chăm tại xã Phú Lạc

Tuy nhiên, hiện nay các nghệ nhân am hiểu, nắm giữ vốn nhạc cụ truyền thống trong cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận ngày càng khan hiếm dần và đang đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền theo thời gian. Thế nhưng, việc truyền dạy những tri thức liên quan đến nhạc cụ truyền thống Chăm cho thế hệ trẻ lâu nay vẫn chưa có dự án của ngành chức năng quan tâm thực hiện. Năm 2011, Nghệ nhân Ưu tú Lâm Tấn Bình đã mở 1 lớp truyền dạy cách đánh trống ginang và thổi kèn saranai tại huyện Bắc Bình theo phương pháp mới (ký xướng âm). Lớp học đã đào tạo được 20 học viên biết đánh trống ginang và 4 học viên thổi kèn saranai. Còn nghệ nhân biết sử dụng và nắm giữ kỹ thuật chế tác nhạc cụ truyền thống ở các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Đồng bào Chăm biểu diễn nhạc cụ truyền thống trên tháp
Đồng bào Chăm biểu diễn nhạc cụ truyền thống trên tháp

Xác định được tầm quan trọng đó, năm 2024, triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Bảo tàng tỉnh Bình Thuận phối hợp với các địa phương trong tỉnh triển khai 6 lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc Chăm. Cụ thể, 1 lớp tại xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc; 3 lớp tại các xã Phan Thanh, Phan Hiệp, Phan Hòa, huyện Bắc Bình; 2 lớp tại các xã Phú Lạc, Phong Phú, huyện Tuy Phong, đã cấp giấy chứng nhận cho 69 học viên tham gia học nhạc cụ dân tộc. Riêng 3 lớp ở huyện Bắc Bình dự kiến sẽ triển khai truyền dạy trong tháng 7/2024 với số lượng đăng ký tham gia là 60 học viên.

Các lớp truyền dạy đã góp phần rất lớn cho địa phương trong việc kịp thời ngăn chặn nguy cơ mai một, làm tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nhạc cụ truyền thống của đồng bào Chăm nói riêng và di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận nói chung.

Vừa qua, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận phối hợp với các địa phương trong tỉnh triển khai 6 lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc Chăm; đã cấp giấy chứng nhận cho 69 học viên tham gia học nhạc cụ dân tộc. Riêng 3 lớp ở huyện Bắc Bình dự kiến sẽ triển khai truyền dạy trong tháng 7/2024 với 60 học viên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Thủ đô Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Thủ đô Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chiều 17/10, theo giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đến Thủ đô Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và dự Hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) Saysomphone Phomvihane.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Bình lần thứ IV -năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Bình lần thứ IV -năm 2024

Thời sự - Thanh Huyền -Tuấn Ninh - 33 phút trước
Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 18/10/2024, tại huyện Nho Quan, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Bình lần thứ IV -năm 2024 đã được tổ chức long trọng. Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đến dự và chỉ đạo Đại hội.
Những người chỉ lối dẫn đường ở vùng đồng bào DTTS Bắc Kạn

Những người chỉ lối dẫn đường ở vùng đồng bào DTTS Bắc Kạn

Người có uy tín - Minh Thu - 2 giờ trước
Những năm qua, bằng sự tận tâm, trách nhiệm, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực. Họ được ví như những người chỉ lối, dẫn đường, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong vùng đồng bào DTTS.
Sóc Trăng: Tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại và tình hình biển, đảo

Sóc Trăng: Tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại và tình hình biển, đảo

Tin tức - Tào Đạt - Văn Long - 20:47, 17/10/2024
Từ ngày 15 - 17/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Tuyên truyền trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại trên khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2030, năm 2024.
Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Media - BDT - 20:00, 17/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS. Chàng trai người Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Đồng Văn. Săn mây trên đỉnh Hòn Én. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng trong năm 2024

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng trong năm 2024

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:25, 17/10/2024
Theo báo cáo của UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tại Hội nghị Tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2024, diễn ra chiều ngày 17/10, thì trong năm 2024, huyện triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng.
Về Chi Thiết nghe hát Sình ca

Về Chi Thiết nghe hát Sình ca

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Chinh phục “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” với công nghệ NFC. Tết ăn con dúi ở Kon Pne . Về Chi Thiết nghe hát Sình ca. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Hỗ trợ 106 dự án thanh niên khởi nghiệp

Đắk Lắk: Hỗ trợ 106 dự án thanh niên khởi nghiệp

Khởi nghiệp - Lê Hường - 18:22, 17/10/2024
Trong 2 ngày 16 và 17/10, 270 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 494.000 thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tham gia Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đến dự và chỉ đạo Đại hội, về phía Trung ương Đoàn có anh Nguyễn Xuân Hiếu - Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, cùng nhiều đại biểu lãnh đạo đại diện cho các ban, ngành, tổ chức chính trị của tỉnh.
Thanh Hóa: Làm rõ tình trạng cây bị chặt hạ tại rừng đặc dụng

Thanh Hóa: Làm rõ tình trạng cây bị chặt hạ tại rừng đặc dụng

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 18:10, 17/10/2024
Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành xác minh vụ việc, 60 cây gỗ keo ở rừng đặc dụng thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) bị đốn hạ bất ngờ.
Triển khai xây dựng nhà ở cho 28 hộ dân nằm trong khu vực sạt lở xã Liên Minh

Triển khai xây dựng nhà ở cho 28 hộ dân nằm trong khu vực sạt lở xã Liên Minh

Xã hội - Trọng Bảo - 18:07, 17/10/2024
Ngày 17/10, UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức khởi công xây dựng nhà ở cho 28 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở, tại thôn Nậm Than, xã Liên Minh.
Lào Cai: Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 sau ảnh hưởng bão số 3

Lào Cai: Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 sau ảnh hưởng bão số 3

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 17:58, 17/10/2024
Hội nghị Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 sau ảnh hưởng cơn bão số 3; định hướng các nội dung và đề xuất năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030 vừa được Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều ngày 17/10.
Nhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững- Nhìn từ thực tiễn vùng đồng bào DTTS và miền núi

Nhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững- Nhìn từ thực tiễn vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 17:32, 17/10/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, là một trong những chương trình, mục tiêu có ý nghĩa xã hội to lớn mà Đảng, Nhà nước ta tổ chức thực hiện. Nhìn từ thực tiễn các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, qua mỗi cách làm, Chương trình mang lại cơ hội cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo, làm giàu; nhiều địa phương có cơ hội phát huy sức mạnh nội lực, để vươn lên...