Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Định Hóa (Thái Nguyên): Bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc

Trang Diệp - 21:10, 27/05/2024

Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có đông đồng bào DTTS sinh sống thời gian qua, huyện Định Hóa đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn.

Công tác truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống được nhiều địa phương ở Thái Nguyên, trong đó có huyện Định Hóa thực hiện có hiệu quả
Công tác truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống được nhiều địa phương ở Thái Nguyên, trong đó có huyện Định Hóa thực hiện có hiệu quả

Với 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, đồng bào DTTS chiếm tới 73%, huyện Định Hóa có sự đa dạng và rất giàu bản sắc văn hóa. Trong đó, phải nhắc tới nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, như: Dân ca, dân vũ, Lễ hội Lồng Tồng, hát Then của người Tày; hát Sấng Cọ, múa Tắc Xình của người Sán Chay; hát Pả Dung của người Dao... Chính vì vậy, để những giá trị truyền thống này được lưu truyền, công tác gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống luôn được địa phương quan tâm.

Ghi nhận tại xã Phúc Chu, việc bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Trong đó, đặc biệt phải nhắc đến là việc gìn giữ, phát huy điệu Pả Dung của người Dao ở xóm Làng Gầy. Pả Dung nghĩa là ca hát, đây là hình thức sinh hoạt văn nghệ đời thường đặc sắc của đồng bào người Dao.

Pả Dung diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày, chủ yếu dựa vào tài ứng biến của người hát. Tùy từng hoàn cảnh, đối tượng khác nhau mà một chủ đề hát có những câu từ, lời ca khác nhau. Có thể cùng một nội dung muốn thể hiện nhưng khi được truyền tải qua lời Pả Dung thì câu chữ mềm mại, ý nhị, thể hiện sự tinh tế của người hát… Người Dao nơi đây có thể hát Pả Dung ở bất cứ đâu, từ ngày hội, lúc đi chợ, lên nương, khi Tết đến, xuân về hoặc khi bạn đến chơi nhà.

Ông Ôn Văn Chung, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Phúc Chu, thông tin: Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống trên địa bàn đã được đưa vào nghị quyết của Đảng bộ xã. Đặc biệt, điệu Pả Dung của người Dao ở xóm Làng Gầy đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Hiện nay, các thành viên của nhóm vẫn duy trì sinh hoạt và thường xuyên phối hợp với các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ khác để tổ chức giao lưu, biểu diễn trong nhiều sự kiện. Xã Phúc Chu cũng đã thành lập Câu lạc bộ dân ca các dân tộc và hoạt động thường xuyên…

Cày tịch điền đầu năm, cầu cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu là một trong những hoạt động quan trọng của lễ hội Lồng Tồng ở huyện Định Hóa.
Cày tịch điền đầu năm, cầu cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu là một trong những hoạt động quan trọng của lễ hội Lồng Tồng ở huyện Định Hóa.

Tương tự, ở xã Phú Đình nơi có đông đồng bào Sán Chay sinh sống, người dân vẫn giữ gìn được nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc như hát Sấng cọ (còn gọi là hát Lưu Tam), trình diễn dân gian nhảy Tắc xình và nhiều trò chơi dân gian như tung còn, đánh yến, đánh cù, đánh khăng, đi cà kheo, nhảy sạp...

Bên cạnh đó, người Sán Chay nơi đây lưu giữ được kho tàng truyện cổ, tục ngữ, thành ngữ, dân ca phong phú, chủ yếu là truyền miệng được người già kể lại. Các truyện có nội dung về sự tích các loài vật, đồ vật; dân ca, tục ngữ chủ yếu nói về kinh nghiệm sản xuất, về ứng xử xã hội và phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống…

Tới thăm CLB Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Sán Chay ở xóm Nạ Tẩm, xã Phú Đình, dù bận công việc đến đâu, các thành viên CLB vẫn luôn dành thời gian tham gia sinh hoạt, cất cao lời ca tiếng hát, cùng nhau ôn luyện, nhảy điệu Tắc Xình khỏe khoắn, vui tươi. Trong các buổi sinh hoạt, các thành viên đều ý thức sử dụng tiếng dân tộc và trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Chị Âu Thị Tươi, một thành viên của CLB chia sẻ: Mỗi thành viên chúng tôi đều luôn ý thức rất rõ trách nhiệm và niềm tự hào đối với việc bảo tồn văn hóa của dân tộc Sán Chay. Chính vì thế, không chỉ cùng nhau sinh hoạt, các thành viên CLB còn quan tâm truyền dạy cho thế hệ trẻ những câu hát, điệu nhảy dân gian truyền thống của cha ông để lại. Đây chính là bản sắc và tài sản vô giá truyền lại cho thế hệ mai sau.

Có thể thấy, việc quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc được chính quyền các cấp và đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Định Hóa đặc biệt quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, nhiều năm qua, huyện Định Hóa đã tập trung nguồn lực đầu tư hỗ trợ các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian của các CLB, cũng như hỗ trợ các nghệ nhân trong công tác bảo tồn, truyền dạy văn hóa trong cộng đồng; hỗ trợ phục dựng các lễ hội truyền thống trên địa bàn...

Điệu Pả Dung của người Dao ở Định Hóa được gìn giữ, phát huy
Điệu Pả Dung của người Dao ở Định Hóa được gìn giữ, phát huy

Trước đó, Huyện Định Hóa cũng đã ban hành và triển khai đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” xác định tổng kinh phí thực hiện cần huy động là gần 353 tỷ đồng, phần lớn là huy động xã hội hóa để tạo sức bật cần thiết biến văn hóa truyền thống thành sản phẩm phục vụ chính cộng đồng các dân tộc.

Theo đề án, nguồn kinh phí này sẽ tập trung đầu tư phát triển 3 sản phẩm du lịch, gồm: Du lịch cộng đồng gắn với văn hóa dân tộc thiểu số tại xóm Bản Quyên, xã Điềm Mặc; du lịch cộng đồng gắn với di tích lịch sử, danh thắng, di sản văn hóa, sinh thái, văn hóa trà tại xóm Phú Ninh và Khuôn Tát, xã Phú Đình và du lịch cộng đồng gắn với di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng tại các địa điểm nhà tù Chợ Chu - chùa Hang - hồ Bảo Linh và Thâm Bây (xã Quy Kỳ); đồng thời tiếp tục bảo tồn, tôn tạo, phát huy di sản văn hóa; phát triển nguồn nhân lực…

Theo bà Hoàng Thị Ngà, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Định Hóa: Sau hơn 2 năm triển khai, Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” , nhiều di tích được bảo tồn, tôn tạo, khôi phục. Các giá trị văn hóa tinh thần cũng được khuyến khích phát triển… Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng, từng bước góp phần quan trọng giúp bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc

Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
UBND quận Bình Tân vừa tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc năm 2024.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Ngày 18/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Công văn số 5527/BGDĐT-KHTC gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Quảng Nam: Cảnh sát biển cứu 8 thuyền viên trên tàu chở hàng bị chìm

Quảng Nam: Cảnh sát biển cứu 8 thuyền viên trên tàu chở hàng bị chìm

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 18/9, Đại tá Trần Tiến Hiền - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, tàu Cảnh sát biển đã cứu được 8 thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68 bị nghiêng và đã chìm trên vùng biển cách xã Bình Hải (huyện Thăng Bình) khoảng 4,5 hải lý.
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Tin tức - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Trung tâm Dụ báo khí tượng quốc gia thông tin, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 4. Theo Dự báo, bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Trị - Quảng Nam vào cuối giờ chiều nay (19/9).
Bất lực nhìn tài sản cuốn trôi theo dòng nước lũ

Bất lực nhìn tài sản cuốn trôi theo dòng nước lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Trận mưa lũ lịch sử do hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nhiều nông dân trong phút chốc đã trắng tay bởi tài sản, sinh kế bị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát hàng chục tấn cá của bà con nông dân bị lũ cuốn trôi gây thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 4 giờ trước
Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp; dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS là 423.000 người (chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh). Nhờ làm tốt khâu chuẩn bị nên cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 5 giờ trước
Để kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tháng 11 tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân địa phương.
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Kinh tế - Mai Hương - 5 giờ trước
Đồng hành cùng đồng bào DTTS trong quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo, thời gian qua, Phòng Giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Lắk (Đắk Lắk) triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, tạo “động lực” để đồng bào DTTS từng bước vươn lên, giảm nghèo bền vững.