Chương trình phát thanh bằng tiếng Gia Rai, Ba Na do Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao (VHTT&TT) một số địa phương trong tỉnh Gia Lai duy trì thời gian qua đã phát huy tác dụng nhất định trong công tác thông tin, tuyên truyền vùng đồng bào DTTS.
Cùng với cả nước, trong các ngày từ 7- 8 /7/2021, tỉnh miền núi Bắc Kạn có 2.929 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại 13 điểm thi đặt tại các trường THPT trên địa bàn và Trường Cao đẳng Bắc Kạn. Chia sẻ thông tin với Báo Dân tộc và Phát triển, ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn cho biết: ngành giáo dục Bắc Kạn đã hoàn tất công tác chuẩn bị, tất cả đã sẵn sàng cho kỳ thi...
Hàng chục hộ dân ở thôn Cát Hải , xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang gặp khó khăn khi sản lượng đánh bắt hải sản sụt giảm 90%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp ngăn đê, khai thác cảng ảnh hưởng cuộc sống của dân, khiến họ muốn sống với nghề phải đi xa tới Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) hoặc biển Bình Thuận để đánh bắt hải sản.
Hàng chục người dân ở ấp Cây Sắn, xã Lai Uyên, huyện Bến Cát (Bình Dương) đang sống trong tình trạng vô cùng khó khăn vì bị chặn lối đi vào nhà. Mỗi lần muốn đi đâu, họ phải đi qua suối bằng mấy cây cừ tràm chênh vênh. Con đường duy nhất để vào nhà mà họ đã sử dụng mấy chục năm nay đã bị bít lại.
Hiện nay, Quốc lộ (QL) 24, đoạn qua huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đang được tiến hành đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, việc xây dựng đang gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, cuộc sống của người dân.
Thời gian qua, khi đến tham quan di tích lịch sử Quốc gia nhà tù Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), nhiều người không khỏi ngậm ngùi, xót xa. Đã có quá nhiều hạng mục của di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí có hạng mục đã bị đổ sập. Di tích lịch sử nhà tù Lao Bảo đang có nguy cơ trở thành phế tích, nếu không có biện pháp bảo vệ, trùng tu kịp thời.
Năm 2018, xã chúng tôi tổ chức "cưới" chợ linh đình lắm. Nhưng được đâu 4 ngày thì chợ tan luôn, người dân không vào họp nữa - Đó là tâm sự buồn của ông Hồ Văn Đề, Chủ tịch UBND xã Hưng Phúc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Không riêng gì ở xã Hưng Phúc, nhiều khu chợ khác cũng có “tuổi thọ” tương tự.
Ngày 23/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã có công văn khẩn yêu cầu ngành văn văn hóa, thể thao và du lịch của địa phương này (chủ đầu tư) dừng thi công hạng mục Chòi ngắm cảnh và lan can ở công viên Choản Thèn nằm trên địa bàn xã Y Tý, huyện Bát Xát.
Dự án đường giao thông liên xã Bản Mỏ - Lâm Tiến (qua xã Bản Qua và xã Mường Vi, huyện Bát Xát) được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 9/2015 và được đấu thầu thi công năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn chưa được thông tuyến, khiến cho việc đi lại của bà con Nhân dân hết sức khó khăn.
Báo Dân tộc và Phát triển điện tử ra ngày 31/5/2021 đăng bài viết: "Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Đường hàng chục tỷ đồng chưa bàn giao đã hư hỏng nghiêm trọng". Nhận định vụ việc này, Trưởng Công an huyện Ngọc Lặc cho rằng, không có nguyên nhân khách quan nào, nếu con đường hư hỏng thì chỉ có thể do chất lượng thi công kém, là làm bậy, chưa xong đoạn đầu đã hỏng đoạn cuối.
Công ty TNHH MTV XNK Phương Nam (sau đây gọi tắt là Công ty Phương Nam) có địa chỉ tại phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ngành nghề đăng ký sản xuất, kinh doanh chính của Công ty là may mặc, với sản phẩm thân thiện môi trường. Tuy nhiên, những năm gần đây, Công ty này liên tục bị người dân trên địa bàn tố gây ô nhiễm môi trường.
Người dân sống gần mỏ đá núi Nứa (ấp Phú Mỹ, xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) đang sống khổ sở vì môi trường ô nhiễm trầm trọng; nhiều người phải bỏ xứ ra đi, những người ở lại chịu cảnh bệnh tật cực khổ... Trong khi đó, doanh nghiệp khai thác mỏ lại khắc phục hậu quả nửa vời.
Trên dòng sông Chò, đoạn chảy qua xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa có rất nhiều bãi khai thác cát xây dựng không phép, ngang nhiên hoạt động bất kể ngày đêm. Nhiều đoạn bờ sông tan hoang, sạt lở, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm, nhưng chưa bị xử lý; không những vậy còn có dấu hiệu có "xã hội đen" bảo kê!.
Tuyến đường dài hơn15km, được đầu tư hơn 70 tỷ đồng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân xã Thúy Sơn và xã Thạch Lập, huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa). Thế nhưng, khi đường chưa bàn giao đưa vào sử dụng thì đã xuống cấp, hư hỏng nặng.
Trong 3 năm qua, tình trạng khai thác cát trái phép ở khu vực hồ chứa nước Suối Dầu, thuộc địa bàn hai xã Suối Cát và xã Suối Tân (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) diễn ra ngày càng phức tạp. Các đối tượng khai thác cát lộng hành khắp nơi, thậm chí múc cả rẫy keo của người dân để lấy cát. Điều đáng nói, dù chính quyền địa phương đã nhiều lần xử lý, nhưng tình trạng khai thác cát trái phép vẫn không hề "hạ nhiệt"!.
TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) từng được mệnh danh "thủ phủ" của những đồi chè bạt ngàn, xanh mướt mát. Nhưng nay trở lại vùng đất này, những đồi chè, cà phê ngút ngàn ấy đang bị những công ty, doanh nghiệp bất động sản lớn, nhỏ ... "xé nát" để phân lô, bán nền.
Thủy điện Đăkđrinh (SơnTây, Quảng Ngãi) tích nước, đi vào hoạt động từ cuối năm 2014 đã làm mất tuyến đường vào Khu dân cư (KDC) Nước Đốp. Từ đó đến nay, hàng trăm con người ở KDC này gần như bị “nhốt trên núi cao”, dù chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã "hứa" với dân là mở đường phá thế "ốc đảo" của KDC
Được khởi công từ năm 2009, sau đó công trình Nhà máy xi măng Thanh Sơn (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) phải bỏ hoang vì thiếu vốn. Đến nay, chính quyền và người dân địa phương mong muốn tỉnh thu hồi lại dự án này vì chậm tiến độ và có nguy cơ phát sinh một số vấn đề đáng lo ngại.
Nỗi bất an, lo lắng vì sống cạnh kho thuốc bảo vệ thực vật cũ của bà con xã Tân Dân (huyện Đức Thọ) và thị trấn Phố Châu (huyện Hương Sơn) của tỉnh Hà Tĩnh luôn thường trực hàng chục năm nay. Đã nhiều lần kiến nghị, yêu cầu, nhưng đến nay nỗi lo ấy ngày càng… "lắng lại thành cục", chưa được cơ quan hữu quan giải quyết!.
Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 23/4/2021 đăng tải bài viết: “Xử lý cán bộ sai phạm ở Mường Tè (Lai Châu) – Tiền hậu bất nhất”. Bài viết phản ánh, các cơ quan chức năng của Mường Tè dù đã có kết luận về những sai phạm của bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San nhưng lại xử lý rất nửa vời. Trong khi đó, những sai phạm của bà Yên, nhất là sai phạm trong công tác quản lý tài chính, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước.