Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bất cập trong quá trình thi công Quốc lộ 24 đoạn qua tỉnh Kon Tum: Phải chăng đơn vị thi công và các cơ quan chức năng xem thường người dân?

Tiếng Dân – Huỳnh Đại - 15:45, 02/07/2021

Hiện nay, Quốc lộ (QL) 24, đoạn qua huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đang được tiến hành đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, việc xây dựng đang gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, cuộc sống của người dân.

Xe chở đất đá thi công công trình không che chắn gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông
Xe chở đất đá thi công công trình không che chắn gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông

Người dân sống trong cảnh nắng bụi, mưa bùn

Được biết, Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24 dài hơn 31 km, với mức đầu tư 840 tỷ đồng, do Sở Giao thông - Vận tải (GT-VT) tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư. Dự án chia làm 3 gói (gói 4, 5, 6), bắt đầu xây dựng từ tháng 7/2020. Trong đó, gói thầu số 6 trên địa bàn huyện Kon Rẫy, do liên danh Công ty Cổ phần Trường Long, Công ty Cổ phần Cầu đường New Sun và Công ty CP Xây dựng công trình Sông Hồng thi công. 

Đơn vị tư vấn giám sát là liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng giao thông Kon Tum và Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Nhật Nguyệt. Tuy nhiên, trong quá trình thi công tại gói số 6 có quá nhiều bất cập, khiến người dân bức xúc.

Theo phản ánh của người dân, hằng ngày có đến hàng trăm xe tải chở đất cho công trình chạy tấp nập, đất cát rơi vãi gây mất an toàn giao thông. Đặc biệt, nhiều hộ dân sống dọc QL trước khi nâng cấp đường, thì nhà của họ ngang với mặt đường nhưng hiện nay, chủ đầu tư đã cho hạ cốt nền đường xuống thấp, khiến cho những ngôi nhà này nằm cheo leo trên vách núi, việc đi lại khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, khiến người dân rất lo lắng.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, tại đoạn qua thôn 2, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, mặt đường bị cày xới nham nhở, những ngày nắng mỗi khi có xe chạy qua, từng lớp bụi bay mù trời. Các hàng quán hai bên đường, bụi đóng từng lớp trên bàn. 

Người dân đã phản ánh đến chính quyền các cấp, về quá trình thi công Quốc lộ 24 làm ảnh hưởng đến môi trường. Người dân đã yêu cầu, đơn vị thi công phun nước cho bớt bụi, nhưng họ chỉ làm qua loa cho có. Còn khi trời mưa thì đường lầy lội, các phương tiện tham gia giao thông rất khó khăn. Chưa kể, xe công trình chạy ầm ầm không che chắn, đất đá rơi vãi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Anh Đinh Ngọc Giang, một người dân địa phương cho biết: Tôi thường xuyên đi qua con đường này, những hôm trời nắng thì bụi, còn lúc mưa thì đường lầy lội và không thể nào di chuyển. Các phương tiện chở đất be thùng cao vút, còn chạy rất ẩu nếu không may rơi xuống đường, dễ trúng người tham gia giao thông.

Trao đổi với chúng tôi về những bất cập trong việc thi công tuyến QL 24, ông Nguyễn Văn Thanh, Tổ phụ trách theo dõi đôn đốc thi công công trình cho biết: "Chúng tôi đã nhận được phản ánh về vấn đề này. Sở đã tiếp thu và nhắc nhở các nhà thầu thi công phải nhanh chóng khắc phục những bất cập trên. Tuy nhiên, vì điều kiện thời tiết thất thường nên để đảm bảo tuyệt đối những vấn đề người dân nêu là rất khó?".

Nhiều ngôi nhà của người dân cao hơn mặt đường 2 –3m, có ngay cơ sạt lở trong mùa mưa
Nhiều ngôi nhà của người dân cao hơn mặt đường 2 –3m, có ngay cơ sạt lở trong mùa mưa

Nhiều ngôi nhà của người dân “treo” trên vách núi

Ngoài những bất cập trong quá trình thi công, thì việc bố trí tái định cư cho những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án vẫn chưa được thực hiện. Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều vị trí, mặt đường được nâng cao và hạ thấp từ khoảng 2,5m đến hơn 3,5m so với nền đường cũ, khiến nhiều ngôi nhà của người dân như bị “treo” lơ lửng bên mép núi, có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào.

Đơn cử như tại thôn 2, xã Tân Lập, đơn vị thi công đào đất để hạ thấp mặt đường, khiến ngôi nhà của bà Phùng Thị Luận nằm chênh vênh trên độ cao hơn 3,5m so với mặt bằng của đường mới, xung quanh không có lối đi. 

Bà Luận cho biết, căn nhà xây dựng đã lâu. Thời điểm xây dựng, nền nhà cao bằng mặt đường cũ. Giờ làm đường đã hạ thấp mặt đường xuống đến 3,5m, thậm chí đơn vị thi công còn nói sẽ hạ thấp thêm 1m nữa khiến gia đình gặp khó trong việc lên xuống, nhiều lúc trượt ngã, xe cộ thì không đưa lên nhà được mà gửi hàng xóm.

“Cách đây không lâu, chính quyền các cấp có mời lên UBND xã để tìm phương hướng đền bù cho người dân chúng tôi, nhưng nghe nói đền bù cho gia đình tôi khoảng hai, hay ba trăm triệu gì đó và thêm 6 triệu tiền hỗ trợ cho chúng tôi thuê nhà ở tạm. Tuy nhiên đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được đồng nào. Chuẩn bị vào mùa mưa, gia đình tôi không biết xoay sở thế nào, bà Luận chia sẻ thêm.

Cùng chung cảnh ngộ với gia đình bà Luận, gia đình ông Phan Văn Thành cũng đang hết sức lo lắng. Ông Thanh cho hay: Mùa mưa đã đến nhưng chính quyền thì chậm đền bù khiến chúng tôi đi không được, ở cũng không xong. Mùa mưa ở đây nước chảy rất xiết, nhà của chúng tôi lại nằm chênh vênh trên đồi không biết sập lúc nào. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi, là được Nhà nước đền bù để dọn đến nơi khác ở hoặc bố trí tái định cư để chúng tôi có nơi ở an toàn, ổn định cuộc sống.

Qua thực tiễn xác minh, những bất cập trong việc thi công Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy là có thật. Người dân đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền và các cơ quan chức năng đề nghị có biện pháp khắc phục. Tuy nhiên cho đến nay, nỗi bức xúc của người dân vẫn chưa được giải quyết. Hàng ngày người dân vẫn phải sống trong ô nhiễm và sự hiển nguy rình rập. Phải chăng đây là sự coi thường người dân của đơn vị thi công và các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum?  


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bảo Yên

Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bảo Yên

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 10 phút trước
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình có tác động lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Ngay từ những ngày đầu, huyện Bảo Yên đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin… từ đó, giúp người dân hiểu và đồng thuận trong quá trình triển khai chương trình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học

Giáo dục - Minh Nhật - 11 phút trước
Trong tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng năm 2025, các cơ sở đào tạo sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển cho một ngành/nhóm ngành đào tạo phải thực hiện quy đổi tương đương điểm trúng tuyển.
Chiêu trò giả mạo nhân viên điện lực lừa đảo tái diễn với hình thức tinh vi hơn

Chiêu trò giả mạo nhân viên điện lực lừa đảo tái diễn với hình thức tinh vi hơn

Chuyên đề - Ngọc Chí - 12 phút trước
Ngày 22/5, Công ty Điện lực Kon Tum cho biết, liên tục nhận được thông tin phản ánh từ khách hàng về việc các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực gọi điện thông báo chưa đóng tiền điện và yêu cầu kết bạn Zalo để đề nghị cung cấp thông tin, làm theo hướng dẫn với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Thậm chí, các đối tượng còn đề nghị người dân cài app trả tiền điện để giảm 10% vào mỗi hóa đơn.
Lạng Sơn: Bắt tạm giam 12 đối tượng kinh doanh đa cấp, liên quan đến hơn 9.000 người

Lạng Sơn: Bắt tạm giam 12 đối tượng kinh doanh đa cấp, liên quan đến hơn 9.000 người

Pháp luật - Minh Nhật - 13 phút trước
Ngày 21/5, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết vừa phối hợp với một số Cục nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố, bắt tạm giam 12 đối tượng có hành vi vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp với quy mô đặc biệt lớn, xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước, với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng, liên quan trực tiếp hơn 9.000 người.
Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Thời sự - PV - 32 phút trước
Chiều 21/5, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái và sân golf Khoái Châu (dự án Trump International Hưng Yên).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 20:00, 21/05/2025
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Thời sự - Thanh Huyền - 19:52, 21/05/2025
Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 18:56, 21/05/2025
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 18:55, 21/05/2025
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:52, 21/05/2025
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.