Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xử lý cán bộ sai phạm ở Mường Tè (Lai Châu): Sai lầm trong công tác cán bộ hay “nâng đỡ không trong sáng”? (Bài 2)

Sỹ Hào - 10:30, 07/05/2021

Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 23/4/2021 đăng tải bài viết: “Xử lý cán bộ sai phạm ở Mường Tè (Lai Châu) – Tiền hậu bất nhất”. Bài viết phản ánh, các cơ quan chức năng của Mường Tè dù đã có kết luận về những sai phạm của bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San nhưng lại xử lý rất nửa vời. Trong khi đó, những sai phạm của bà Yên, nhất là sai phạm trong công tác quản lý tài chính, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước.

Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Mảng ở Vàng San còn rất cao (Trong ảnh: Điều kiện thiếu thốn của đồng bào Mảng ở bản Nậm Sẻ, xã Vàng San)
Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Mảng ở Vàng San còn rất cao (Trong ảnh: Điều kiện thiếu thốn của đồng bào Mảng ở bản Nậm Sẻ, xã Vàng San)

“Ngâm” tiền hỗ trợ!

Vàng San là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Tè. Toàn xã có 608 hộ thì có 599 hộ là đồng bào DTTS; trong đó có 169 hộ/921 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mảng – một trong 16 DTTS rất ít người của nước ta.

Hết năm 2020, toàn xã có 211 hộ nghèo, chiếm 34,70%; tất cả hộ nghèo của xã Vàng San đều là hộ đồng bào DTTS. Riêng hộ nghèo là dân tộc Mảng có 111 hộ, với 570 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ gần 65,70% tổng số hộ đồng bào dân tộc Mảng và chiếm tỷ lệ hơn 52,6% tổng số hộ nghèo của toàn xã.

Đây là thực tế đáng phải suy ngẫm. Bởi thời gian qua, nguồn lực Nhà nước đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dành cho đồng bào Mảng ở Vàng San là không hề nhỏ.

Nguyên nhân khiến nguồn lực hỗ trợ như “đá ném ao bèo” có một phần trách nhiệm của cán bộ tổ chức thực hiện chính sách; thậm chí có tình trạng người đứng đầu cơ quan, đơn vị cố tình thực hiện trái quy định. Như tại Trường Mầm non Vàng San, bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San, đã vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc Mảng.

Tiền chế độ, chính sách cho học sinh dân tộc Mảng bị "ngâm" hơn 1 năm, sau khi có đơn tố cáo sai phạm của Hiệu trưởng Trường mầm non Vàng san mới được cấp phát cho phụ huynh
Tiền chế độ, chính sách cho học sinh dân tộc Mảng bị "ngâm" hơn 1 năm, sau khi có đơn tố cáo sai phạm của Hiệu trưởng Trường mầm non Vàng san mới được cấp phát cho phụ huynh

Theo kết quả xác minh của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mường Tè, năm học 2018 – 2019, Trường Mầm non Vàng San có 86 học sinh dân tộc Mảng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập theo Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ về chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người. Nhưng thực tế xác minh của phóng viên, thì toàn trường chỉ có 77 trẻ tại 4/8 điểm trường được hỗ trợ, gồm: Vàng San (2 trẻ), Huổi Cuổng (11 trẻ), Nậm Suổng (30 trẻ), Nậm Sẻ (34 trẻ).

Kết quả xác minh của Phòng GD&ĐT huyện Mường Tè cũng cho thấy, năm học 2018 – 2019, nhà trường đã được giao hơn 461,3 triệu đồng để hỗ trợ học sinh, thời gian hỗ trợ là 12 tháng. Trong đó, từ tháng 6 đến tháng 8/2019, số tiền hỗ trợ cho 77 học sinh là hơn 80,2 triệu đồng. 

Nhưng số tiền hơn 80,2 triệu đồng này đã bị “ỉm” đi, không chi trả. Vì thế, phụ huynh học sinh ở các điểm trường đã nhiều lần hỏi giáo viên phụ trách; giáo viên đi hỏi thủ quỹ thì thủ quỹ cho hay không được cầm số tiền này. Ngay cả các Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng không biết vì sao số tiền hỗ trợ học sinh từ tháng 6 đến tháng 8/2019 không được chi trả, cũng chẳng biết ai giữ số tiền này.

Chậm chi trả tiền hỗ trợ học tập theo Nghị định 57/2017/NĐ-CP khiến nhiều hộ nghèo dân tộc Mảng ở xã Vàng San càng thêm khó khăn (Trong ảnh: Một gia đình có trẻ thuộc diện được hỗ trợ học tập ở bản Nậm Sẻ)
Chậm chi trả tiền hỗ trợ học tập theo Nghị định 57/2017/NĐ-CP khiến nhiều hộ nghèo dân tộc Mảng ở xã Vàng San càng thêm khó khăn (Trong ảnh: Một gia đình có trẻ thuộc diện được hỗ trợ học tập ở bản Nậm Sẻ)

Như kỳ báo trước đã phản ánh, ngày 20/7/2020, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường mầm non Vàng San đã gửi đơn tố cáo các hành vi vi phạm của bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng nhà trường, lên Phòng GD&ĐT huyện Mường Tè. Và chẳng biết ai “phím”, ngay ngày 21/7/2020 (sau khi có đơn tố cáo - Pv), hơn 80,2 triệu đồng này mới được Kế toán nhà trường là ông Tống Văn Hùng cấp cho từng giáo viên phụ trách các điểm trường để phát cho học sinh, với sự chứng kiến của bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng nhà trường ?!.

Đối với số tiền của học sinh điểm bản Nậm Sẻ được chi trả cho phụ huynh ngay tại trung tâm Vàng San vào chiều 21/7/2020. Việc chi trả được thực hiện với sự chứng kiến của bà Lý Mỹ Ly, tại thời điểm đó là Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Tè. 

Hiện bà Ly được phân công làm Bí thư Đảng ủy xã Pa Vệ Sử. Bà Ly cũng đang đối diện với nhiều dấu hiệu sai phạm về tài chính khi còn là Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mường Tè. Được biết, Công an Kinh tế tỉnh Lai Châu vừa tiếp nhận hồ sơ để điều tra, làm rõ các sai phạm của nguyên Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mường Tè - bà Lý Mỹ Ly.

“Cháy nhà mới ra…” !

Ngày 2/3/2021, tại Nhà Văn hóa xã Vàng San, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Vàng San. Tham gia buổi làm việc có ông Lù Thanh Xá, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Mường Tè, bà Phạm Thị Hương, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mường Tè.

Liên quan đến số tiền hơn 80,2 triệu đồng hỗ trợ học sinh dân tộc Mảng bị “ngâm” hơn một năm, bà Đao Thị Hặc, thủ quỹ nhà trường khẳng định, bà không được giao giữ số tiền này. Bà Hặc cùng cán bộ, giáo viên đều nêu thắc mắc: Nếu như không có đơn tố cáo của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, thì liệu Hiệu trưởng và Kế toán có thực hiện chi trả tiền số tiền này hay không? Và ai là người đã chỉ đạo bà Yên phải lập tức chi trả ngay sau khi có đơn tố cáo?

Chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước phải chi trả kịp thời để trẻ mầm non được chăm sóc, nuôi dạy. (Trong ảnh: Học sinh điểm trường Nậm Suổng, thuộc Trường Mầm non Vàng San)
Chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước phải chi trả kịp thời để trẻ mầm non được chăm sóc, nuôi dạy. (Trong ảnh: Học sinh điểm trường Nậm Suổng, thuộc Trường Mầm non Vàng San)

Ngoài ra, tại buổi làm việc, cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường mầm non Vàng San đã nêu nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quản lý thu chi tài chính của bà Lý Thị Yên. Cụ thể, bà Lý Thị Yên đã bớt xén hơn 4,7 triệu đồng chi tiền phụ cấp nấu ăn cho phụ huynh học sinh; 4,12 triệu đồng tiền ga, giấy vệ sinh phụ huynh đóng cho trẻ; cầm gần 11,78 triệu đồng tiền 10 ngày ăn của trẻ trong năm học 2019 – 2020; cầm hơn 19,5 triệu tiền ăn của học sinh năm học 2019 - 2020 (bao gồm cả tiền nhà nước hỗ trợ và tiền phụ huynh đóng thêm để chi ăn bán trú cho các cháu); cầm 3 triệu đồng tiền Công ty Bay miền Bắc từ thiện cho học sinh vượt khó, học sinh bệnh tật; thu thêm tiền ăn của trẻ nhưng không có chứng từ, hóa đơn chi;…

Những khoản tài chính bị “ỉm” đi này chỉ được bà Yên hoàn trả cho nhà trường sau khi có đơn tố cáo. Kết quả xác minh của Đoàn liên ngành huyện Mường Tè ((gồm Thanh tra và Phòng Tài chính) xác nhận, đến ngày 21/8/2020 (một tháng sau khi tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường gửi đơn tố cáo lên Phòng GD&ĐT huyện), bà Yên đã chuyển trả nhiều khoản tiền vào tài khoản thủ quỹ.

Ngoài ra, theo xác minh của Phòng GD&ĐT huyện Mường Tè, năm học 2019 – 2020, tổng số tiền đã thu để nấu ăn bán trú cho trẻ của Trường Mầm non Vàng San là hơn 524,2 triệu đồng; trong đó thu bằng tiền là hơn 484,2 triệu đồng, thu bằng gạo quy ra tiền là hơn 40 triệu đồng. 

Qua kiểm tra chứng từ của nhà trường, Phòng GD&ĐT huyện xác định, Trường đã chi nấu ăn bán trú là hơn 514,2 triệu đồng; trong đó chi bằng tiền là hơn 474,2 triệu đồng, còn dư hơn 10 triệu đồng so với số tiền đã thu.

Đời sống của các gia đình dân tộc Mảng ở Vàng San còn vô cùng khó khăn. (Trong ảnh: Một gia đình dân tộc Mảng ở bản Nậm Sẻ, xã Vàng San)
Đời sống của các gia đình dân tộc Mảng ở Vàng San còn vô cùng khó khăn. (Trong ảnh: Một gia đình dân tộc Mảng ở bản Nậm Sẻ, xã Vàng San)

Không những vậy, xác minh thực tế buổi nấu ăn, Phòng GD&ĐT huyện khẳng định, tổng số tiền chi ăn bán trú cho trẻ trong năm học 2019 – 2020 là hơn 447,6 triệu đồng, lệch với báo cáo của nhà trường hơn 36,6 triệu đồng. Ngoài ra, còn có hơn 3,3 triệu đồng tiền ăn bán trú theo tổng dự toán chưa thu được.

Vị chi, các khoản này cộng lại là hơn 49,9 triệu đồng, nhưng chưa được quyết toán theo đúng quy định. Phòng GD&ĐT huyện Mường Tè xác định, bà Lý Thị Yên chịu trách nhiệm đối với sai phạm này.

Theo xác minh của phóng viên, nhiều khoản tài chính của Trường Mầm non Vàng San bị “ỉm” đi là do bà Yên, với chức vụ là Hiệu trưởng nhà trường, đã không công khai tài chính theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, trong quyết định kỷ luật ngày 23/11/2020 đối với bà Lý Thị Yên, UBKT Huyện ủy Mường Tè cũng xác định, bà Yên đã “Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, công khai tài chính của quỹ”, được quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 19 của Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Dù xác định vi phạm của bà Yên là rất nghiêm trọng, nhưng như đã phản ánh ở kỳ báo trước, chỉ vì “một lời khiếu nại” của bà Yên, với lý do “không đánh kẻ chạy lại”, UBKT Huyện ủy Mường Tè đã thay đổi hình thức kỷ luật đối với bà Yên; chuyển từ hình thức “Cách chức Bí thư Chi bộ” xuống còn hình thức “Cảnh cáo”. 

Điều này khiến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường không đồng tình, tiếp tục gửi đơn tố cáo đến các cơ quan hữu quan của tỉnh Lai Châu (sau đó, UBKT Tỉnh ủy Lai Châu được giao nhiệm vụ xác minh nội dung đơn tố cáo - Pv).

Làm việc với phóng viên chiều 2/3/2021 tại Phòng GD&ĐT huyện Mường Tè, bà Lý Thị Yên thừa nhận do chưa kinh qua công tác quản lý nên từ khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San có nhiều... thiếu sót!
Làm việc với phóng viên chiều 2/3/2021 tại Phòng GD&ĐT huyện Mường Tè, bà Lý Thị Yên thừa nhận do chưa kinh qua công tác quản lý nên từ khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San có nhiều... thiếu sót!

Ngoài sai phạm về tài chính, theo tìm hiểu của phóng viên, bà Lý Thị Yên còn có những sai phạm trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác chuyên môn, lạm quyền, hách dịch,… Nguyên nhân ban đầu được cho là, do bà Yên được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San từ vị trí chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện (bà Yên được bổ nhiệm tháng 6/2019), chưa kinh qua công tác quản lý tại cơ sở.

Là trường công lập ở xã đặc biệt khó khăn, học sinh đại đa số là người DTTS (năm học 2020 - 2021, trường có 254/260 học sinh là người DTTS), Trường Mầm non Vàng San là cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ học tập từ nguồn ngân sách Nhà nước. Do đó, việc bổ nhiệm bà Lý Thị Yên, tuổi đời còn khá trẻ (sinh năm 1985), lại chưa trải qua công tác quản lý, làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San, là không phù hợp. 

Liệu rằng khi quyết định bổ nhiệm bà Lý Thị Yên, lãnh đạo huyện Mường Tè có xem xét đến yếu tố này? Nếu có xem xét đến thì việc bổ nhiệm này có phải là sai lầm của lãnh đạo huyện Mường Tè, hay xuất phát từ một sự “nâng đỡ không trong sáng” nào đó?. 

Bởi thực tế, ngoài sai phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính, bà Lý Thị Yên còn vi phạm các quy định về công tác cán bộ; vi phạm các nguyên tắc trong quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập,... Theo tìm hiểu của phóng viên, những sai phạm này không phải do yếu kém về trình độ, bởi bà Yên vừa là cử nhân Sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), vừa là cử nhân Luật.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh những nội dung này trong số báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 9 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 9 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 10 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 10 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 10 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 10 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 10 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.