Thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được các cơ quan chức năng chỉ ra và hiện vẫn chưa khắc phục xong. Một trong nhiều vụ việc nổi cộm là vào tháng 1/2022, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký văn bản đồng ý cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ mượn tạm 372m2 đất ở đô thị ngay giao lộ Hùng Vương – Hoàng Thị Loan (khu vực đất đắc địa bật nhất ở thị trấn Đăk Hà) để xây dựng nhà kho kinh doanh vật liệu xây dựng; đến tháng 12/2022 thì UBND huyện Đăk Hà đã có 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ nhưng không qua đấu giá. Liệu những việc làm này có đúng với quy định của pháp luật, đó là vấn đề mà dư luận trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đặt ra hiện nay?
Chiều 6/5, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo định kỳ tháng 5/2022. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trì Họp báo. Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo một số huyện trên địa bàn tỉnh.
Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, kể từ khi Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực thi hành (từ 1/7/2016), tỷ lệ Chủ tịch UBND và người đại diện của UBND không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa còn cao và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều vụ án hành chính bị “đẩy” lên cấp cao hơn; người dân khiếu kiện hành chính phải luẩn quẩn “đáo tụng đình” nhiều lần mà “án oan” vẫn khó giải. Vụ việc của 3 hộ nghèo ở thị xã Từ Sơn kiện Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh là một ví dụ điển hình.
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Pháp luật -
Nghĩa Hiệp - Thiên An -
14:52, 10/11/2021 Theo thông tin phản ánh của bạn đọc gửi đến báo Dân tộc và Phát triển, tại khu Sơn Hà, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), hoạt động của Nhà máy gạch TUYEL Na Dương, thuộc Công ty Cổ phần Toàn Phát, do ông Hoàng Tuấn làm Giám đốc, đã sử dụng chất đốt gây ô nhiễm môi trường; ngang nhiên sử dụng lò vòng (loại lò thủ công đã bị cấm sử dụng) trong sản xuất gạch. Đồng thời, ông Giám đốc Công ty còn giả mạo chữ ký của người lao động để vay tiền hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội...
Ngày 19/4/2021, báo Dân tộc và Phát triển đã đăng bài “Đắk Nông: Dự án chống hạn nhưng không chống được hạn”, phản ánh về thực trạng ở công trình thủy lợi Suối Đá xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong (Đắk Nông). Đây là dự án được xếp vào nhóm cấp bách phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán, nhưng đến nay đã chậm tiến độ 2 năm...
Mặc dù đã có quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận về việc thu hồi khu đất 19,6 héc ta tại phường Hàm Tiến, TP. Phan Thiết để giao cho UBND TP. Phan Thiết quản lý từ tháng 6/2017, nhưng đến năm 2018, nhiều diện tích đất thuộc khu 19,6 héc ta trên, vẫn được UBND phường Hàm Tiến xét nguồn gốc sử dụng và đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho một số cá nhân. Sau đó, những lô đất này được sang tay cho nhiều người khác, khiến việc thu hồi khó khăn, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước.
Pháp luật -
Kiên Minh Hải -
13:17, 01/08/2021 Danko City được giới thiệu là siêu dự án hiện đại bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên, quy mô sử dụng đất 50ha, tổng mức đầu tư trên 1.300 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2019. Đây là dự án đầu tay của Công ty Cổ phần Tập đoàn Danko, tuy nhiên đã vướng vào hàng loạt vấn đề pháp lý liên quan; thậm chí từng bị cơ quan chức năng xử phạt.
Bạn đọc -
Kẻ Sĩ -
07:24, 09/05/2022 Thời gian vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được phản ánh của hơn 60 hộ đồng bào DTTS ở xóm Nà Mằn, thôn 3, xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn về việc dự án Thủy điện Tràng Định 2 do Công ty Cổ phần Thủy điện Tân Việt Bắc Lạng Sơn làm chủ đầu tư chưa có phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chưa di dời người dân đã thi công rầm rộ. Tình trạng này gây sạt lở nghiêm trọng phần đất của người dân đang sinh sống, tiềm ẩn nguy hiểm tới tính mạng, tài sản của họ.
Hàng trăm bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) ở các xã miền núi Xuân Thắng, Tân Thành, Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) không được giải quyết. Tìm hiểu nguyên nhân thì cơ quan này đổ tại đơn vị kia, rốt cuộc trách nhiệm thuộc về ai?
Pháp luật -
Kiên Minh Hải -
18:59, 09/07/2021 Việc lấn chiếm ngõ đi chung là trái quy định pháp luật, không chỉ gây mất mỹ quan khu dân cư, mà còn gây cản trở giao thông đi lại, sản xuất nông nghiệp của người dân trong xóm… Dù lãnh đạo huyện Hoài Đức đã có chỉ đạo giải quyết nhưng đến nay, vụ việc vẫn “giậm chân tại chỗ”?!.
Vừa qua, cơ quan thanh tra đã tiến hành thanh tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững của tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2016 – 2020. Cơ quan thanh tra phát hiện một số dự án tính sai khối lượng, việc hỗ trợ cho người dân vùng khó khăn chưa kịp thời và chưa tuân thủ theo quy định. UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan chấn chỉnh, khắc phục.
Bạn đọc -
Sỹ Hào -
10:30, 07/05/2021 Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 23/4/2021 đăng tải bài viết: “Xử lý cán bộ sai phạm ở Mường Tè (Lai Châu) – Tiền hậu bất nhất”. Bài viết phản ánh, các cơ quan chức năng của Mường Tè dù đã có kết luận về những sai phạm của bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San nhưng lại xử lý rất nửa vời. Trong khi đó, những sai phạm của bà Yên, nhất là sai phạm trong công tác quản lý tài chính, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước.
Pháp luật -
Tổ phóng viên điều tra -
23:22, 08/06/2020 Báo Dân tộc và Phát triển số ra ngày 3/6/2020 có đăng tải bài viết: “Viết tiếp vụ việc công trình 35 Hàng Bè (Hà Nội): Đi tìm thế lực chống lưng cho sai phạm”. Tiếp tục mở rộng điều tra và xâu chuỗi các dữ liệu liên quan, chúng tôi thấy rằng: Dù vô tình hay cố ý thì những người thực thi công vụ ở phường Hàng Bạc đang bao che cho sai phạm.
Bạn đọc -
Sỹ Hào -
11:54, 23/04/2021 Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn tố cáo của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm Non Vàng San, xã Vàng San, huyện Mường Tè (Lai Châu), tố cáo những sai phạm nghiêm trọng của bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San. Quá trình xác minh của phóng viên, cho thấy những điểm bất thường trong việc giải quyết đơn tố cáo và cách xử lý của huyện Mường Tè đối với những sai phạm của hiệu trưởng trường này, trong đó có những dấu hiệu can thiệp của cấp trên để sai phạm từng bước “chìm xuồng”.
Pháp luật -
Tổ phóng viên điều tra -
07:12, 12/06/2020 Liên quan đến những sai phạm tại công trình xây dựng 35 Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 9/6/2020 đã xâu chuỗi các dữ liệu và cho rằng, UBND phường Hàng Bạc đã bao che, “chống lưng” cho chủ đầu tư. Để làm rõ hơn vụ việc này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm, tại buổi làm việc này, những dấu hiệu bất bình thường trong quá trình giải quyết vụ việc đã bộc lộ.
Bạn đọc -
Thúy Hồng -
20:54, 28/08/2020 Chưa hoàn thiện thủ tục về sử dụng đất, chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa được cấp phép xây dựng… nhưng chủ đầu tư vẫn ngang nhiên thi công và đưa vào hoạt động một nhà máy có vốn đầu tư hơn 4 triệu USD ở TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn). Đằng sau vi phạm của dự án “triệu đô” này liệu có sự bao che của chính quyền sở tại?
Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị UBND TP. HCM chủ trì, xem xét xử lý các sai phạm trong công tác quản lý xây dựng, quy hoạch, đất đai.
Bạn đọc -
Lê Vũ – Lê Thuận -
00:11, 21/12/2020 Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh việc tỉnh Bình Thuận giao “đất vàng” cho doanh nghiệp không qua đấu giá, làm thất thoát ngân sách nhà nước, nhóm phóng viên tiếp tục điều tra phát hiện nhiều dự án khác cũng vướng sai phạm. Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã ký Quyết định giao nhiều khu “đất vàng” cho doanh nghiệp thực hiện các siêu dự án một cách “thần tốc”, không hề thông qua đấu giá, không thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Pháp luật -
Tổ phóng viên điều tra -
21:57, 02/06/2020 Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 26/5/2020 có đăng tải bài viết: “Vi phạm tại công trình xây dựng 35 Hàng Bè (Hà Nội): Xử lỗi nhẹ để che lỗi nặng?”. Bài báo phản ánh việc thi công công trình 35 Hàng Bè không chỉ gây lún, nứt, hư hỏng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, uy hiếp tính mạng của nhiều người đang làm việc tại nhà số 33 Hàng Bè nhưng chủ đầu tư công trình 35 Hàng Bè vẫn cố tình không đưa ra giải pháp sửa chữa và đền bù thỏa đáng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là, công trình 35 Hàng Bè xây dựng sai so với giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp, vi phạm các quy định về bảo vệ phố cổ.Dư luận không chỉ bức xúc với thái độ ngang nhiên coi thường pháp luật, coi thường mạng sống con người của chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình 35 Hàng Bè mà còn đặt ra rất nhiều nghi vấn về sự thiếu minh bạch, bao che cho sai phạm của chính quyền và các cơ quan chức năng phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm!