Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lùm xùm trong cấp giấy CNQSDĐ ở Thường Xuân (Thanh Hóa): Trách nhiệm thuộc về ai?

Quỳnh Trâm - 17:29, 25/08/2021

Hàng trăm bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) ở các xã miền núi Xuân Thắng, Tân Thành, Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) không được giải quyết. Tìm hiểu nguyên nhân thì cơ quan này đổ tại đơn vị kia, rốt cuộc trách nhiệm thuộc về ai?

Người dân phản ánh với báo chi về việc đã nộp tiền cho xã làm thủ tục 2 năm nay nhưng mà chưa được cấp sổ mới
Người dân phản ánh với báo chi về việc đã nộp tiền cho xã làm thủ tục 2 năm nay nhưng chưa được cấp sổ mới

Theo phản ánh của người dân các xã Tân Thành, Xuân Thắng, Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), trước kia do thiếu thiết bị đo đạc nên việc chính quyền giao đất cho các hộ dân không được chính xác, dẫn đến giao đất chồng chéo. Việc này khiến nhiều hộ có Giấy CNQSDĐ thì không có đất, hộ có đất thì không có sổ, diện tích đất không đúng hiện trạng sử dụng gây ra nhiều tranh chấp phức tạp.

Do vậy, người dân tại các địa phương có nhu cầu đo đạc, cấp đổi, cấp mới lại Giấy CNQSDĐ. Tháng 12/2018, UBND huyện Thường Xuân phê duyệt phương án đo đạc, cấp đổi, tách sổ cho các nhóm hộ trên địa bàn xã Tân Thành. UBND xã này đã ký hợp đồng giao trọn gói cho Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại An Tín để đo đạc, tư vấn, cấp đổi Giấy CNQSDĐ cho các hộ dân.

Theo hợp đồng, kinh phí thực hiện khoảng 838,9 triệu đồng/1679,9ha. Đây là số tiền từ đóng góp của các hộ dân, tính trung bình 500.000 đồng/ha. Dự kiến việc cấp Giấy CNQSDĐ, phải được triển khai trong thời hạn hợp đồng 12 tháng (tính từ tháng 12/2018) nhưng đến nay việc thực hiện tiến độ bị chậm.

Theo UBND xã Tân Thành, tính đến tháng 5/2020, có 782 hồ sơ được nộp về phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Thường Xuân đề nghị xem xét cấp giấy. Cho đến nay, mới có 2 hộ được cấp tách và 57 trường hợp cấp đổi, cấp lại, tặng cho và chuyển nhượng.

Hiện nay còn 30 nhóm hộ xin cấp tách cho 96 hộ và 8 trường hợp xin cấp đổi lại đã hoàn thành đủ hồ sơ nộp về Phòng TN&MT huyện. Nhưng 10 tháng trôi qua chưa được thẩm định.

"Chúng tôi đã nộp tiền từ lâu, chờ mãi chưa thấy có thông tin gì, sổ cũ xã đã thu hồi thì chưa trả lại, sổ mới thì chưa được cấp. Không có sổ chúng tôi muốn vay vốn làm ăn cũng không được, rất sốt ruột", ông Lê Duy Nam, người dân thôn Thành Lai, xã Tân Thành nói.

Ông Cầm Thanh Xứng, Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết, nhiều hồ sơ xã gửi lên chưa được huyện thẩm định, xem xét cấp giấy khiến người dân bức xúc, mất tin tưởng vào sự lãnh đạo, điều hành của xã. Theo ông, các hộ dân có ý kiến đòi xã trả lại kinh phí đo đạc, kinh phí làm hồ sơ. Điều này khiến xã đang rất lúng túng trong việc giải quyết.

“Chúng tôi đã rất tích cực phối hợp cùng phòng, ban của huyện để khắc phục, bổ sung kịp thời nhưng việc thẩm định của huyện quá lâu", ông Xứng nói.

Chủ tịch xã này cũng cho hay, hiện xã Tân Thành đang còn trên 600 trường hợp đang tiếp tục bổ sung hồ sơ xin cấp giấy, nếu với tiến độ chậm như vậy thì khả năng hết cả nhiệm kỳ tới xã cũng không hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ.

Tương tự, tại xã Xuân Thắng, UBND xã này ký hợp đồng giao phó toàn bộ cho Công ty CP Đầu tư và phát triển Cường An Phát.

Đơn vị này chịu trách nhiệm lo trọn gói tư vấn đo đạc, lập bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy CNQSDĐ lâm nghiệp cho 809ha diện tích. Tổng kinh phí thực hiện là 518,3 triệu đồng, tính trung bình khoảng 450.000 đồng/ha. Toàn bộ kinh phí cũng đều do người dân đóng góp.

Ông Hoàng Trọng Lưu, Chủ tịch UBND xã Xuân Thắng cho biết, thời hạn thực hiện theo hợp đồng là 12 tháng, nhưng tính đến nay đã gần 2 năm, kể từ thời điểm triển khai tháng 9/2019, chưa một hộ dân nào của xã được tách sổ trong số 27 hồ sơ đã gửi đi.

Theo ông, dù chưa hoàn thiện hợp đồng, nhưng mới đây, phía công ty tư vấn trên yêu cầu tăng giá hợp đồng với điều kiện, áp dụng theo quy định 20 ngày 8/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc áp dụng đơn giá dịch công trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể, đơn vị này yêu cầu, thay vì giá 450.000 đồng/ha như trước đây thì giờ tăng lên 5.400.000 đồng/ha.

Xã Tân Thành có 782 hồ sơ nộp về phòng TN&MT huyện đề nghị cấp giấy. Cho đến nay, mới có 2 hộ được cấp tách và 57 trường hợp cấp đổi, cấp lại, tặng cho và chuyển nhượng.
Xã Tân Thành có 782 hồ sơ nộp về phòng TN&MT huyện đề nghị cấp giấy. Cho đến nay, mới có 2 hộ được cấp tách và 57 trường hợp cấp đổi, cấp lại, tặng cho và chuyển nhượng.

"Chúng tôi nhiều lần liên hệ phía công ty để giải quyết dứt điểm nhưng chưa được. Nếu theo mức giá mới, thì người dân sẽ chịu thiệt thòi khi phải nộp thêm số tiền lớn. Trong khi bà con trong xã vẫn còn nhiều khó khăn. Sắp tới, chúng tôi sẽ họp bàn lại với công ty để có phương án giải quyết", ông Lưu nói….

Trao đổi về việc chậm trễ trong cấp giấy CNQSDĐ cho người dân, ông Đỗ Đình Minh, Trưởng phòng TN&MT huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) cho biết, nguyên nhân chậm trễ do qua quá trình kiểm tra, do một số hồ sơ chưa đảm bảo về trình tự, thủ tục, nội dung thông tin thể hiện qua hồ sơ chưa chính xác, thống nhất, chưa đủ cơ sở để phòng tham mưu cho UBND huyện cấp đổi, tách bìa đất lâm nghiệp cho người dân.

Các sai sót trong hồ sơ chủ yếu thể hiện ở việc không đúng nguồn gốc đất và nhóm hộ hay các điểm giáp ranh… Để giải quyết các tồn đọng, Phòng TN&MT đã đề nghị UBND các xã phối hợp với đơn vị tư vấn, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để gửi về huyện chậm nhất đến ngày 25/7. Tuy nhiên đến nay, đơn vị vẫn chưa thực hiện được?!

Có thể thấy, với việc chậm trễ của các bên liên quan trong cấp Giấy CNQSDĐ cho người dân, không hiểu quả bóng trách nhiệm sẽ tiếp tục đẩy qua đẩy lại tới bao giờ nếu như trách nhiệm của mỗi bên không được làm rõ!.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 2 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 2 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.