Media -
Vàng Ni -
22:07, 14/08/2024 Lên với vùng biên giới xa xôi của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ta thấy những những người phụ nữ Hà Nhì Hoa trong trang phục sặc sỡ như những bông hoa rừng. Khác với sự đơn giản, nhã nhặn của trang phục người Hà Nhì Đen, trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa cầu kỳ, sặc sỡ mang đậm bản sắc của người DTTS nơi thượng nguồn sông Đà. Đến nay những bộ trang phụ truyền thống này đã được những người phụ nữ Hà Nhì thêu, may sẵn, tạo thành sản phẩm hàng hóa cung cấp cho những người bận rộn, đây là cách làm mới giúp đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống và gia tăng thu nhập.
Photo -
Thanh Thuận -
09:53, 29/06/2024 Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hằng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.
Gần 2 tháng nay, lớp dạy thêu thổ cẩm trên trang phục của người Dao được nhiều phụ nữ ở thôn Đồng Bé, xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) hào hứng tham gia. Đây là lớp đào tạo nghề sơ cấp do Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội thành phố Hạ Long, tổ chức miễn phí cho bà con DTTS nhằm góp phần tạo sinh kế cho người dân địa phương và bảo tồn văn hóa của đồng bào.
Bao đời nay, người Lào ở Lai Châu vẫn lưu giữ nghề trồng bông, dệt vải nhuộm chàm và thêu may trang phục truyền thống. Những năm qua, do có nhiều sản phẩm thổ cẩm công nghiệp, với mẫu mã phong phú, giá thành rẻ trên thị trường, nên không ít người đã sử dụng sản phẩm này, vì thế nghề, kỹ thuật tạo hình trang phục của người Lào cũng chung "số phận" mai một và ít người biết làm. Trước thực trạng đó, huyện Tân Uyên đã mở lớp truyền dạy tạo hình kỹ thuật trang phục dân tộc Lào, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Dù mới thành lập được ba tháng, nhưng Câu lạc bộ Thêu truyền thống Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT Đình Lập, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) đang cho thấy hiệu quả từ giới thiệu, quảng bá đến với cộng đồng về nghệ thuật thêu của dân tộc Dao, thông qua việc thiết kế trang phục, phụ kiện theo xu hướng hiện đại, có tính ứng dụng cao.
Không đẹp rực rỡ sắc màu như trang phục của nhiều nhóm Mông khác ở vùng Tây Bắc, trang phục của người Mông đen ở Tả Phìn, Sa Pa (Lào Cai) mang một vẻ đẹp độc đáo, tinh tế nhờ cách tạo hoa văn trên chất liệu vải lanh. Chính từ sự khéo léo, sáng tạo của mỗi nghệ nhân trong việc tạo hoa văn trên trang phục, mà nghệ thuật thêu độc đáo này đã được ngành Văn hóa của tỉnh Lào Cai đưa vào danh mục, lập hồ sơ đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Dù trải qua quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, nhưng người Phù Lá vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình. Một trong số đó là nghề thủ công thêu và may những bộ trang phục truyền thống mang đậm nét đặc trưng của dân tộc, phù hợp với điều kiện sống ở nơi vùng cao, quanh năm khí hậu lạnh.
Từ khi thành lập Nhóm sở thích “Thêu dệt thổ cẩm” tại thôn Bản Đồn, xã Minh Quang, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), những thành viên như chị Huế, chị Lý, chị Giang… vừa có thêm việc làm kiếm thêm thu nhập, lại được làm việc mình yêu thích, phát triển kinh tế ngay tại quê hương mình.
Với đức hạnh và trí tuệ, phụ nữ Việt Nam mọi thời đại đã tạc nên tượng đài đẹp nhất, thiêng liêng nhất về người mẹ, người phụ nữ Việt; tô thắm thêm truyền thống và tiếp tục khẳng định lời dạy của Bác Hồ: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".
Sáng 25/8, tại Hà Nội, Craft Link tổ chức trình diễn nghệ thuật thêu truyền thống của người Mông ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Kỹ thuật thêu ghép vải kiểu trổ thủng là nét đặc trưng của người Mông trắng ở xã Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đây là kỹ thuật tạo ra các mảng hoa văn trên cổ áo, tay áo, thắt lưng, địu trẻ em… Đến nay, kỹ thuật thêu độc đáo này vẫn đang được gìn giữ, là thành quả từ những nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hoá của những người thợ tài hoa nơi đây.
Ngày 21/7, tại Hà Nội, Craft Link tổ chức trình diễn kỹ năng thêu truyền thống của người Mông trắng ở xã Y Tý, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai, với sự tham gia của nghệ nhân Sùng Thị Xé cùng con gái là em Hầu Thị Dài.
Người Dao đỏ ở thôn Noong Cuồng, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) tin rằng, mỗi người sinh ra đều có một sợi dây tâm linh, gọi là “xỉn lảng”. Ai nấy có cách riêng để tìm đường về “xỉn lảng”, tìm về với tổ tiên. Bà Phùng Thị Tâm đã dành gần trọn đời người để kết nối sợi dây nguồn cội bằng những đường nét thêu thùa, họa tiết, hoa văn thổ cẩm. Qua bàn tay khéo léo, bà đã “kể” bao câu chuyện về cuộc sống thường nhật của dân làng lên những thổ cẩm độc đáo.
Hơn 10 năm qua, bà Bàn Thị Bình (SN 1949), dân tộc Dao, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã đứng ra vận động một số người cao tuổi trong bản cùng nhau thành lập Câu lạc bộ truyền dạy nghề thêu miễn phí, với mong muốn giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên), dân tộc Mông chiếm gần 70%, có 5 nhóm (Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa), trong đó nhóm Mông Hoa (Mông Lềnh) sinh sống chủ yếu ở các xã Nậm Tin, Chà Cang, Nà Khoa... Người Mông Hoa hiện vẫn gìn giữ được nhiều phong tục, tập quán truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục dân tộc.
Đau đáu trước sự phát triển của công nghệ số, đồ dùng công nghiệp hiện đại, nhiều chị em phụ nữ DTTS vùng cao Lào Cai vẫn nặng lòng với công việc nhuộm, thêu, khâu vải truyền thống. Trong âm thầm, lặng lẽ, họ vẫn duy trì nghề thủ công của cha ông mình với mong muốn bảo tồn di sản cho muôn đời sau.
Dân tộc Mông của tỉnh Hòa Bình sinh sống chủ yếu ở hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu . Trang phục truyền thống của người Mông được sử dụng nhiều kỹ thuật thủ công và kỹ thuật tạo hình hoa văn độc đáo. Đó là kỹ thuật thêu, dệt, ghép vải, ghép kim loại, kỹ thuật in sáp ong. Sự phong phú về kỹ thuật không chỉ phản ánh giá trị của trang phục mà còn phản ánh trình độ sáng tạo, kỹ thuật thủ công và khả năng thẩm mỹ của đồng bào.
Vừa qua, trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn thêu, dệt thủ công trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc.
Sắc màu 54 -
Văn Hoa - Minh Đức -
16:35, 07/06/2022 Với phụ nữ dân tộc Lô Lô ở thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) gìn giữ và phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống đã trở thành thói quen trong đời sống sinh hoạt của mình, qua đó vừa giúp chị em có thêm thu nhập, vừa góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương.
Đó là câu chuyện về những người thợ thêu ở vùng đông bắc Thái Lan, thông qua những món đồ thủ công truyền thống để truyền tải các thông điệp về cuộc sống nơi đây.