Hình ảnh những cô gái Chăm duyên dáng, dịu dàng ngồi bên khung cửa sổ dệt vải, thêu thùa đã đi vào bao áng thơ ca. Gắn liền với phụ nữ Chăm theo đạo Hồi Islam là bộ trang phục truyền thống với điểm nhấn là chiếc khăn mat’ra lấp lánh nhiều màu sắc.
17 năm nay, dù còn nhiều khó khăn, vất vả với cuộc mưu sinh, nhưng người phụ nữ Lô Lô Chi Thị Riên xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) vẫn duy trì việc thêu thùa, may vá như là một bổn phận. Chị đã nâng niu, giữ gìn những nét hoa văn thổ cẩm trên áo, khăn… truyền thống của đồng bào mình.
“Nghề truyền thống thì nhất định phải giữ và truyền dạy cho lớp trẻ trong làng, để sau này, dân tộc mình không mất đi bản sắc”. Đó là tâm sự của Nghệ nhân ưu tú Trạc Thị Ngọn, người Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay), thôn Khe Nghè, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) - người hằng ngày vẫn thêu, dệt thổ cẩm và truyền dạy cho lớp trẻ biết nghề truyền thống của tổ tiên mình.
Xã hội -
HỒNG PHÚC -
10:26, 30/09/2019 Trên hành trình đến với “Vùng đất của những đổi thay” thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách không chỉ được ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn tận mắt trải nghiệm thêu sáp ong-nét văn hóa độc đáo của người Dao nơi đây.
Đều đặn vào mỗi sáng thứ Ba hằng tuần, cửa hàng tạp hóa trước nhà vợ chồng thầy Lương Văn Bá và cô Phạm Thị Thêu (giáo viên Trường THCS Dũng Hợp) lại trở thành quán ăn sáng. Nhưng quán ăn sáng ấy mở ra không phải để kinh doanh mà là để “tiếp sức” cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở trên địa bàn 2 xã Nghĩa Hợp và Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Chị Giàng Thị Mảy, dân tộc Mông ở bản Tà Là Cáo, xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là người có công đầu trong việc sáng lập Tổ hợp thêu truyền thống phụ nữ Mông từ năm 2003 đến nay. Trải qua hơn 15 năm phát triển, Tổ hợp này đã và đang góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống của đồng bào Mông, thu hút, tạo việc làm và thu nhập cho trên 100 lao động địa phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Với khả năng thêu thùa, may vá, chị Lỳ Gió Nu, dân tộc Hà Nhì, ở bản Pắc Ma, xã Ka Lăng (Mường Tè, Lai Châu) đã tự tạo việc làm cho mình với thu nhập ổn định. Không những vậy, qua bàn tay khéo léo của chị, những bộ váy áo truyền thống của người Hà Nhì được lưu truyền, quảng bá rộng rãi.
Bên cạnh công việc nông nghiệp, chị em trong Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và dịch vụ Hoa Ban Xanh đến từ huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã giữ gìn nghề thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, phát triển kinh doanh trở thành những dự án khởi nghiệp tiêu biểu của địa phương.
Ấn Độ được mệnh danh là chiếc nôi của tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt với nghệ thuật thêu tay gắn liền với các trang phục truyền thống của người Ấn Độ luôn là yếu tố quyết định tạo ra sản phẩm lộng lẫy và khác biệt
Tỉnh Ninh Thuận hiện có trên 70.000 người Chăm sinh sống tập trung ở 22 làng thuộc các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam và TP. Phan Rang- Tháp Chàm. Đến với các làng Chăm, du khách bị cuốn hút trước vẻ đẹp độc đáo của trang phục phụ nữ địa phương. Đặc sắc nhất là trang phục áo dài không xẻ tà với những chiếc dây lấp lánh buộc chéo vai hoặc buộc ngang lưng và chiếc khăn thêu đội đầu… tạo nên nét đẹp duyên dáng, kín đáo riêng có của phụ nữ Chăm Ninh Thuận.
Nghệ thuật thêu tay truyền thống của dân tộc Miêu ở Trung Quốc được xem là nét văn hóa đặc trưng không chỉ đối với dân tộc Miêu mà nó còn là nét văn hóa của người Trung Quốc.
Trước kia, dệt thổ cẩm hay thêu thùa đều là công việc mà mọi cô gái Thái ở Thanh Hóa cần phải biết khi đến tuổi trưởng thành, bởi đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự khéo léo, chăm chỉ của một người con gái.
Tại các bản làng người Thái ở huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An), chị em phụ nữ biết dệt vải thổ cẩm và thêu thùa vẫn còn rất nhiều.
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về Quất Động với anh thì về/ Quất Động làng anh có nghề/ Thêu gà thêu vịt, thêu hoa trên cành”.
Tại xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)-một xã vùng III có 90% hộ dân tộc Dao sinh sống hiện vẫn bảo tồn khá tốt nghề dệt vải, thêu thùa, may vá bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Nhằm lưu giữ những nét độc đáo của nghề thêu, dệt lanh, Hội Phụ nữ huyện Đồng Văn đã thành lập “Tổ hợp tác dệt, nhuộm, thêu và gia công sản phẩm thổ cẩm du lịch” (Tổ hợp tác), với mong muốn mang đến cho du khách những món quà đặc trưng khi tham quan Cao nguyên đá.