Cùng dự có Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cùng Lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương.
Năm 2021, kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đạt mức tăng trưởng khá cao, nhiều chỉ tiêu chủ yếu vướt kế hoạch, Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 8,85%.
Thực hiện Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội “Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa”, tỉnh đã khẩn trương thực hiện các nội dung để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết 37 trên địa bàn tỉnh. Đáng mừng là đến nay, trong 8 chính sách đặc thù Quốc hội ban hành cho tỉnh Thanh Hóa, chính sách về phân bổ thêm 45% số chi phí theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên đã được thực hiện, 04 chính sách tài chính về “để lại tăng thu từ xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn”; về mức dư nợ vay; về thu từ xử lý nhà, đất và chính sách về phí, lệ phí hiện đang tích cực tham mưu để sớm được thực hiện. Đối với 03 chính sách về phân cấp, ủy quyền chuyển đổi đất lúa, đất rừng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ký ban hành quy trình thực hiện.
Tại cuộc làm việc, Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đề nghị các bộ, ngành Trung ương quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ, giới thiệu, vận động các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Thanh Hóa; Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm đầu tư Dự án nạo vét luồng tàu hàng hóa qua Cảng biển Nghi Sơn; Đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2, hệ thống đường lăn và Nhà ga hành khách T2 theo Quy hoạch; Nâng cấp, cải tạo quốc lộ 217 đoạn tuyến còn lại từ quốc lộ 1A (huyện Hà Trung) đến đường Hồ Chí Minh (huyện Cẩm Thủy).
Trao đổi về một số vấn đề mà tỉnh Thanh Hóa nêu ra như về điểm nghẽn cảng Nghi Sơn, Lãnh đạo các Ủy ban và Bộ, ngành Trung ương cho rằng: nếu Quốc hội sớm có cơ chế đột phá thì sẽ rất thuận lợi cho địa phương. Tỉnh cần quan tâm hậu cần vận tải biển, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu Logicstic. Trên tinh thần bám sát Nghị quyết 37 của Quốc hội để xây dựng những chính sách ưu tiên lưu thông, trung chuyển của Cảng Nghi Sơn nhằm cụ thể hóa thành tiềm năng thế mạnh.
Ghi nhận chủ trương phát triển Thanh Hóa thành một cực tăng trưởng, các Bộ, ngành Trung ương cho biết sẽ phối hợp chặt giữa các cơ quan trung ương và tỉnh để thực hiện tót nhất Nghị quyết của Quốc hội, tạo điệu kiện tối đa để tỉnh tranh thủ nguồn lực, phục vụ tăng trường dài hạn. Nhiều đại biểu cho rằng, với dân số đông và diện tích rộng cần quan tâm tới thương mại điện tử kích thích thị trường nội địa. Chủ động kết hợp hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà khai thác để tham gia các lĩnh vực thương mại mà Việt Nam tham gia các Hiệp ước thương mai tự do.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao những thành tựu tăng trưởng kinh tế, xã hội cũng như kết quả trong công tác phòng chóng dịch bệnh của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, Thanh Hóa vần còn một số tồn tại, hạn chế như một số chỉ tiêu kinh tế chưa đạt như kết cầu hạ tầng chưa động bộ, cải thiện môi trường đầu tư chưa có bứt phá, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra.. Ngoài yếu tố ảnh hưởng dịch bệnh, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tỉnh cần nghiên cứu thêm các nguyên nhân khách quan như chất lượng cán bộ, tính tiên phong gương mẫu của một bộ phận cán bộ.
Đồng tình với các ý giải pháp phát triển trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh thêm: Thanh Hóa cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc Bộ Chính trị ra Nghị quyết 58 về “Phát triển Thanh Hóa thành một cực tăng trưởng mới và Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 37 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa” thể hiện rõ sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước với Thanh Hóa và bản thân tỉnh cũng có vai trò, ví trí quan trọng trong phát triển vùng, liên vùng và cả nước. Trong quá trình thực hiện cần đẩy mạnh tuyên truyền các Nghị quyết tới cán bộ, đảng viện và nhân dân để nhận thức sâu sắc hơn về tham vọng và quyết tâm trong các mục tiêu của Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị để Thanh Hóa phát triển thành 1 cực tăng trưởng. Cơ chế, chủ trương rất thuận lợi nhưng thách thức, khó khăn cũng không ít, vì vậy phải phát huy cao tinh thần chủ động, không ngồi chờ cấp trên. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc lại lời của Bác Hồ khi thăm Thanh Hóa, “ Tỉnh Thanh Hóa phải trở thành 1 tỉnh kiểu mẫu”. Tỉnh Thanh Hóa cần nhân lên khát vọng vươn lên của nhân dân, cơ chế đã có và bây giờ là nguồn nhân lực thực hiện. Trách nhiệm này, Đảng bộ tỉnh cần quán triệt sâu sắc hơn trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ khát vọng, sẽ nâng chỉ tiêu lên, phải tạo ra áp lực để có động lực để phấn đấu thành công.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đền nghị Thanh Hóa tận dụng thời gian, cụ thể hóa và đẩy nhanh việc triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Cần coi trọng tăng nguồn đầu tư, đánh giá tác động trong cơ chế phí, nếu thiết thực và phục vụ lợi ích người dân thì chắc chắn nhân dân sẽ ủng hộ sẽ đồng tình. “Phải lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, tạo mọi điều kiện cho nhân dân và doanh nghiệp, nếu làm ngược thì sẽ không làm được đâu"”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Trong thực hiện chủ trương, Nghị quyết, quan trọng nhất là không để xảy ra tình trạng: “Tỉnh mở, Sở thắt, Huyện không có thẩm quyền, Xã phường không biết nghe ai” - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. Về tiến độ xây dựng và triển khai hiệu quả quy hoạch, tỉnh cần đẩy nhanh và phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ. Coi trọng phát triển đô thị nhưng gắn với phát triển kinh tế đô thị. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch. Chú trọng phát triển công nghiệp theo chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh, trước mắt phối hợp tháo gỡ khó khăn cho dự án lọc hóa dầu Nghị sơn, đánh giá tác động khó khăn đối với địa phương. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và phương thức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh.
Về các kiến nghị của tỉnh Thanh Hóa và qua ý kiến của các thành viên Đoàn công tác, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và giao Văn phòng Quốc hội tổng hợp các đề xuất, kiến nghị gửi các cơ quan liên quan nghiên cứu, giải quyết, trên tinh thần “Thanh Hóa vì cả nước và cả nước vì Thanh Hóa”. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ đôn đốc và giám sát quá trình triển khai thực hiện, xem xét, quyết định các lĩnh vực thuốc thẩm quyền./.